Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.doc.DOC (Trang 29 - 32)

Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là HAMECO(Hanoi Mechanical Company), là công ty chế tạo máy công cụ lớn nhất của Việt Nam. Đây là doanh nghiệp nhà nớc trực thuộc tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp.

Công ty ra đời ngay từ những ngày đầu tạo dựng nền công nghiệp non trẻ, trong không khí sôi sục quyết tâm xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.

Sự ra đời và phát triển của công ty Cơ khí Hà Nội đợc đánh dấu qua các mốc thời gian sau:

- Giai đoạn 1955- 1958:

+ Ngày 26/1/1955: Đảng và Nhà nớc ta quyết định cho xây dựng một xí nghiệp cơ khí hiện đại, làm nòng cốt cho ngành chế tạo máy công cụ sau này, đó là nhà máy Cơ khí Hà Nội do chính phủ và nhân dân Liên Xô tài trợ và thiết kế xây dựng.

+ Ngày 15/12/1955: Nhà máy cơ khí trung quy mô - con chim đầu đàn của ngành công nghiệp Việt Nam đợc xây dựng trên khu đất rộng 51.000m2 thuộc xã Nhân Chính – quận 6- Hà Nội, nay thuộc quận Thanh Xuân- HN.

+ Ngày 12/4/1958: Nhà máy đợc khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Tổng số có 582 cán bộ công nhân viên, trong đó 200 ngời chuyển ngành từ quân đội, đợc tổ chức bố trí thành 6 phân xởng và 9 phòng ban, bao gồm: Xởng mộc, xởng đúc, xởng rèn, xởng lắp ráp, xởng cơ khí, xởng dụng cụ, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra kỹ thuật, phòng cơ điện, phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng vật t, phòng cán bộ và lao động, phòng bảo vệ và phòng hành chính quản trị.

Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất và chế tạo các loại máy cắt gọt kim loại nh: máy khoan, máy bào với sản l… ợng 900 – 1000 máy/ năm. Năm 1959, chuyên gia Liên Xô rút về nớc. Nhà máy tiếp quản một hệ thống máy móc đồ sộ với quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, trong khi đội ngũ cán bộ công nhân viên của nhà máy hầu hết có trình độ tay nghề hạn chế, do đó việc tổ chức sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đợc sự lãnh đạo sáng suốt của cán bộ quản lý cùng với lòngnhiệt tình hăng say lao động của cán bộ công nhân viên toàn nhà máy, nhà máy đã hoàn thành tốt kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Năm 1960, nhà máy đổi tên thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội.

So với năm 1958, năm 1965 giá trị tổng sản lợng đã tăng 8 lần, riêng máy công cụ tăng 122% so với thiết kế ban đầu. Thời gian này, nhà máy đã đợc Đảng và Nhà nớc tặng thởng nhiều giấy khen, bằng khen và đã đợc Bác Hồ 8 lần về thăm.

- Giai đoạn 1966 – 1975:

Đây là gai đoạn đế quốc Mỹ tiến hành chiến lợc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Nhiệm vụ của nhà máy lúc này là “ vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Để giữ vững sản xuất, bảo vệ nhà máy, nhà máy quyết định sơ tán, chuyển địa điểm ra ngoại thành. Trong điều kiện khó khăn chung của đất nớc, nhà máy đã phải sơ tán đến 30 địa điểm khác nhau. Trong thời gian này, nhà máy vừa sản xuất máy công cụ vừa sản xuất các mặt hàng phục vụ cho quốc phòng nh các loại pháo kích, xích xe tăng, máy bơm xăng…

- Giai đoạn 1976 – 1985:

Sau khi đất nớc thống nhất, nhiệm vụ của nhà máy là khôi phục sản xuất và cùng cả nớc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong giai đoạn này nhà máy liên tục thực hiện thắng lợi các kế hoạch 5 năm( 1975- 1980, 1980 – 1985). Năm 1978 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm lần thứ 2, nhà máy đã đạt đợc giá trị tổng sản lợng tăng 11.67%, giá trị sản phẩm chủ yếu tăng 16.47%. Cũng trong giai đoạn này, cán bộ công nhân viên nhà máy lên tới gần 3000 ngời, với 277 cán bộ có trình độ đại học, 282 cán bộ kỹ thuật trung cấp, 878

công nhân bậc 4/7 trở lên. Với những thành tích đó, nhà máy đợc chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

Năm 1980, nhà máy đổi tên thành Nhà máy Công cụ số 1. - Giai đoạn 1986- 1991:

Đảng ta quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trờng có sự quản lý của nhà nớc theo định hớng xã hội chủ nghĩa. Đây là một thử thách gay go đối với nhà máy, buộc nhà máy phải tự cân đối đầu vào và tìm thị trờng tiêu thụ sản phẩm.

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, với trang thiết bị cũ kỹ và công nghệ lạc hậu, các sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đợc yêu cầu thị trờng. Giai đoạn này, nhà máy lâm vào tình trạng khủng hoảng, số lợng lao động giảm mạnh ( còn 1300 ngời); công tác tiêu thụ sản phẩm rất trì trệ và liên tục giảm: Năm 1988 tiêu thụ đợc 498 máy, năm 1989 tiêu thụ đợc 253 máy, năm 1990 là 92 máy.

- Giai đoạn từ 1992 đến nay:

Đợc sự quan tâm chỉ đạo của bộ công nghiệp cùng với tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, tình hình sản xuất của nhà máy dần đi vào ổn định. Đế đáp ứng yêu cầu của thị trờng, nhà máy đã từng bớc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm. Năm 1994 là năm đầu tiên kể từ khi chuyển sang cơ chế thị trờng, nhà máy hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh có lãi, bớc đầu khẳng định mình trong nền kinh tế mới.

Ngày 30/10/1995, theo quyết định số 270/KD- TCNSĐT, nhà máy đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội . Cũng thời gian này Công ty đã liên doanh với Nhật Bản thành lập liên doanh VINA- SHIROKI chuyên chế tạo khuôn mẫu, đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1996.

Năm 1997 –1998 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 1996- 2000. Thời kỳ này, tình hình kinh tế trong nớc và thế giới có nhiều biến đổi tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Bộ công nghiệp, Tổng Công ty máy và thiết

bị công nghiệp, Công ty đã đạt đợc nhiều thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh .

Ghi nhận những công lao đóng góp của Công ty Cơ khí Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập(12/4/1998), Công ty đã đợc nhà nớc trao tặng Huân chơng độc lập hạng nhất.

Ngày 28/10/2004, Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội. Hiện nay Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công nghiệp; nhận và thực hiện các nhiệm vụ sản xuất máy công cụ theo đơn đặt hàng của Nhà nớc và các tổ chức kinh tế. Công ty đã tiến hành cải cách cơ cấu quản lý để phù hợp với tình hình phát triển mới: cải tạo cơ sở vật chất để mở rộng sản xuất kinh doanh, hợp tác với những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nớc để đầu t trang thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu vào sản xuất. Đến nay, 90% khâu tính toán thực tế có sự trợ giúp của máy vi tính. Công ty cũng đã xây dựng thành công trung tâm nghiên cứu và đào tạo chuyển giao công nghệ tự động và đợc công nhận tiêu chuẩn ISO 9002.

Tóm lại, hơn 40 năm qua, với sự cố gắng hết mình cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan Nhà nớc, Công ty TNHH Nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội đã đạt đợc nhiều thành tích lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn xứng đáng với vị trí con chim đầu đàn của ngành công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội.doc.DOC (Trang 29 - 32)