Dự báo về phát triển kinh tế và tình hình lạm phát năm 2010 của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới phát triển thị trường mặt hàng cà phê của công ty thực phẩm Miền Bắc (2) (Trang 48 - 49)

- Thị trường xuất khẩu thì phát triển mạnh mẽ nhưng thị trường trong nước còn đang rất hạn chế với số lượng khách hàng là các doanh nghiệp còn ít, chỉ có một số lượng nhỏ khác

6 Khó khăn về đầu ra

4.2.1 Dự báo về phát triển kinh tế và tình hình lạm phát năm 2010 của Việt Nam.

Dự báo về tình hình phát triển kinh tế năm 2010, ADB dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu là: GDP tăng khoảng 6,5%; và lạm phát là 8,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 6% so với năm 2009; chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%; Nếu tính qui luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý thị trường giá cả hợp lý thì CPI cả năm có thể ở mức 1 con số. Tuy nhiên, nếu các điều kiện này không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%.

Còn IMF cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2010 ở mức 6% nhưng lạm phát có thể lên 2 con số do tăng trưởng tín dụng mạnh, đồng thời giá hàng hóa thế giới cao trở lại cũng sẽ tác động đến giá cả trong nước.

Nhiều yếu tố gây tăng giá

- Giá một số mặt hàng tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2010. - Tình hình thiên tai dịch bệnh, điều chỉnh giá một số hàng hóa theo lộ trình hội nhập, các giải pháp “kích cầu” của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng ở mức độ sâu và rộng... sẽ góp phần làm giá hàng hóa tăng lên.

- Bội chi ngân sách quá lớn. Năm 2009, bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP, trong khi năm 2008 bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89%. - Tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao trong 2009 sẽ là áp lực rất mạnh lên mặt bằng giá năm 2010, nhập siêu đang có chiều hướng tăng cao trở lại, trong khi xuất khẩu có dấu hiệu giảm.

- Sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ 2009 chuyển qua, lượng tiền trong lưu thông tăng lên, sức mua tăng lên nhờ được tăng lương, giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng lên ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung.

Do vậy, năm 2009, lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm - người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu. Tới năm 2010, kinh tế vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây áp lực lạm phát.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới phát triển thị trường mặt hàng cà phê của công ty thực phẩm Miền Bắc (2) (Trang 48 - 49)