Các phương pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (oceanbank) chi nhánh thăng long (Trang 54 - 56)

Trong kinh doanh, đặc biệt là trong kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vấn đề là làm thê nào để tối thiểu hóa các rủi ro đó đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận. Phân tán rủi ro chính là việc thực hiện kinh điển nguyên tắc trong kinh doanh: “ Không nên bỏ tất cả số trứng của bạn vào một rổ” có các cách phân tán rủi ro như sau:

3.2.4.1 Đa dạng hóa đối tượng đầu tư

Đây là biện pháp tốt nhất chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở nhiều địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng phạm vi tín dụng của ngân hàng, khuyeechs trương thanh thê, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này chi nhánh cần vạch ra một số chiên lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt mợt sớ vấn đề sau:

• Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh kê khác nhau để tránh được sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh được rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chê của một số ngành nghề nhất định trong kê hoạch cơ cấu lại mợt sớ ngành kinh tê.

• Đầu tư vào nhiều đối tượng kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm không thiêt yêu mà Nhà nước không khuyên khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

• Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ nại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.

• Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đởi lãi śt thị trường.

• Tạo mợt tỷ lệ thích hợp giữa cho vay VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

3.2.4.2 Cho vay đồng tài trợ

Trong thực tê có những DN có những nhu cầu vay vốn rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn và khó có thể xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng cùng nhau liên kêt để thẩm định dự án, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.

Hiện nay NHNN VIệt Nam đã ra quy chê về vấn đề cho vay đồng tài trợ là tiền đề cơ sở về mặt pháp lý cho việc xúc tiên hoạt động đó.

Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho NHNN hoặc UBND cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp an toàn để san sẻ rủi ro, bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Có thể học hỏi một số hình thức bảo hiểm mà các nước đã thực hiện như sau:

- Khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinh doanh.

- Ngân hàng trực tiêp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp và sẽ được bồi thường thiệt hại nêu gặp rủi ro mất vốn tín dụng

- Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương (oceanbank) chi nhánh thăng long (Trang 54 - 56)