Bên cạnh các biện pháp trên, ngân hàng còn có một số biện pháp khác nhằm phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn nữa.
Ngân hàng luôn tăng cường cán bộ có trình độ chuyên môn cao bổ sung cho phòng kiểm soát nhằm tăng cường việc kiểm tra và tự kiểm tra nội bộ nhất là về nghiệp vụ tín dụng.
Ngân hàng TMCP Đại Dương nói chung và tại chi nhánh Thăng Long nói riêng rất chú trọng trong việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả làm việc của họ và hạn chê đên mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Ngân hàng muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tiền tệ trong nền kinh tê thị trường thì không thể tách rời vai trò của các cơ quan pháp luật. Việc xử lý trong trường hợp người vay không thể trả được nợ cũng luôn cần sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật cung như chính quyền địa phương. Do vậy Oceanbank luôn duy trì mối quan hệ hợp tác giúp đỡ của các cơ quan công an, viện kiểm sát, UBND các địa phương nơi có tài sản thê chấp hoặc nơi khách hàng cư trú để quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra bất trắc.
Tóm lại, chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh lớn của Oceanbank trong hai năm vừa qua đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh nhất là trong kinh doanh tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi. Phân tích tình hình rủi ro ở chi nhánh thể hiện qua tình hình nợ quá hạn và lãi treo, ta thấy mức độ rủi ro rủi ro luôn ở mức thấp. Có những nguyên nhân dẫn đên rủi ro ở chi nhánh Thăng Long như từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp khắc phục những hạn chê nhằm làm tốt hơn nữa công tác tín dụng cũng như các biện pháp tăng cường thông tin, lựa chọn khách hàng, bám sát khách hàng, vận dụng linh hoạt quy chê đã được ban hành. Ngoài ra chi nhánh còn lập quy phòng ngừa rủi ro để hạn chê ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động của ngân hàng.
Chi nhánh đã từng bước nâng cao hoạt động tín dụng, hạn chê rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Qua nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Thăng Long tìm hiểu nguyên nhân gây ra, những việc đã làm được và chưa làm được, em xin đề xuất một số giải pháp, kiên nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạn chê rủi ro tín dụng của chi nhánh.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍNDỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) CHI NHÁNH THĂNG LONG3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Thăng 3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Thăng Long
Trong năm 2012, ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Thăng Long đã đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh như sau: phát triển toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ công tác huy động vốn, tăng trưởng dư nợ bền vững hiệu quả. Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thực hiện hiệu quả công tác thu phí dịch vụ. Đảm bảo đời sống, thu nhập cán bộ công nhân viên chức, duy trì kỷ cương làm việc nghiêm túc, từng bước hoàn thiện phong cách chuyên nghiệp. Xây dựng ngân hàng TMCP Đại Dương nói chung hay tại chi nhánh Thăng Long “ Văn minh – hiện đại – chuyên nghiệp”. Theo đó, chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiêp tục hoàn thiện tốt công tác tổ chức cán bộ, hoàn thiện bộ máy cán bộ chủ chốt, thực hiện bố trí sắp xêp cán bộ khoa học hiệu quả làm tốt công tác. Từng bước thực hiện tốt 3 lợi ích một cách công khai rõ nét ( Đây thực sự là một vấn đề lớn nhạy cảm trong công tác cán bộ). Coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực theo đó cần thực hiện hai nợi dung:
• Đào tạo đi đơi với đào tạo lại
• Phát triển đi đôi với hoàn thiện để tiên tới một ngân hàng chuyên nghiệp cao.
- Củng cố hoàn thiện hệ thống mạng lưới của chi nhánh
- Tăng cường tín dụng bền vững, hiệu quả tập trung quan tâm mở rộng hoạt động cho vay DN vừa và nhỏ, cho vay cá nhân.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả của dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử
Trước mắt và hiện nay ngân hàng cần tập trung triển khai ngay một số công việc: Triển khai quán triệt, thực hiện nghiêm túc quy chê 126 “ V/v chi trả tiền
lương cho hệ thống ngân hàng TMCP”. Với quy chê này thực chất người lao động tự trả lương cho mình theo chức năng nhiệm vụ và khả năng làm việc. Lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm sắp xêp công việc từng cán bộ dựa trên năng lực, trình độ và ý thức trách nhiệm đồng thời căn cứ trên kêt quả đạt được của từng cán bộ trong phòng và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về việc chi trả lương.
3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng TMCP ĐạiDương chi nhánh Thăng Long. Dương chi nhánh Thăng Long.
3.2.1 Công tác tổ chức, đào tạo cán bộ
Con người là yêu tố trung tâm quyêt định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và mọi hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Vì vậy việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong số những biện pháp quan trọng để hạn chê rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Trong hai năm 2010 và 2011, Oceanbank cũng như chi nhánh Thăng Long đã có những biện pháp đào tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do DNNN Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo của Oceanbank giảng dạy... đó là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức của ban lãnh đạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng hiệu quả của công việc trên còn hạn chê do thời gian huấn luyện ngắn và phần nào còn mang tính phổ cập chưa thật chuyên sâu.
Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, ngân hàng còn cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiêp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ đồng thời khuyên khích cán bộ của ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để trau dồi kiên thức.
Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ ban lãnh đạo ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thê mạnh và hạn chê được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá họ được chính xác. Ngoài ra, việc đề ra một chê độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động viên
khuyên khích kịp thời làm cho cán bộ và nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của mỗi người.