Trong quá trình hoạt động, các nguồn vốn mà công ty thường sử dụng là từ vốn tín dụng thương mại trong nước, vốn tự có và nguồn vốn khác. Nguồn vốn chủ đạo là vốn huy động của khách hàng, vốn tín dụng thương mại trong nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm / Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư 51.359 17.572 4.500 3.264 78.516 1. Vốn từ NSNN 0 0 0 0 0 2. Vốn tín dụng ĐTPT của NN 0 0 0 0 0 3. Vốn tín dụng do NN bảo lãnh 0 0 0 0 0 4. Vốn tín dụng thương mại trong nước
6.009 12.017 500 200 10.100
5. Vốn tự có 3.000 0 0 0 6.000
6. Các nguồn vốn
khác 42.350 555 4.000 3.064 62.416
Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển theo nguồn hình thành vốn
Khi mà nguồn vốn tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt với hoạt động đầu tư phát triển, nó sẽ làm cho hoạt động của công ty đình trệ. Bên cạnh đó một lọat các nguồn vốn khác mà công ty chưa tiếp cận được cần được xúc tiến trong thời gian tới như vốn huy động từ nước ngoài, …
Một thực tế rất rõ là trong giai đoạn vừa qua quy mô vốn đầu tư phát triển không ổn định, cao trong giai đoan đầu nhưng lại giảm mạnh trong nhưng năm 2006, 2007 để rồi lại tăng mạnh trong năm 2008. Giai đoạn 2004 – 2008 thể hiện rất rõ sự đầu tư và duy trì mức đầu tư ổn định của công ty chưa thực sự tốt, nguồn vốn duy trì mở mức cao năm 2004 (với 51,3 tỷ) nhưng giảm mạnh trong 3 năm tiếp sau (17,5 tỷ năm 2005, 4,5 tỷ năm 2006 và 3,2 tỷ năm 2007) rồi lại tăng rất cao trong năm 2008 với tổng vốn đầu tư XDCB là 78,5 tỷ. Một nguyên nhân chính dẫn đến sự không ổn định trong quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển thời gian vừa qua của công ty là do sự thiếu ổn định trong nền kinh tế dẫn đến lượng vốn tín dụng thương mại trong nước không duy trì được ở mức ổn định, ảnh hưởng sâu sắc đến lượng vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty. Không chỉ vậy sự lệ thuộc vào nguồn vốn huy động từ khách hàng là rất mạo hiêm, do nguồn huy động từ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội, thị hiếu và tâm lý chung của người dân, rất nhạy cảm do đó phụ thuộc quá nhiều vào nguồn này mang lại sự thiếu ổn định trong cơ cấu đầu tư của công ty. Thực trạng đó cũng thể hiện một thực tế rất rõ là sự thiếu ổn định trong lượng vốn chủ sở hữu của công ty, nếu có một sự thay đổi nhỏ của nền kinh tế cũng sẽ dẫn đến sự xáo trộn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Do đó, đa dạng hoá các nguồn vốn huy động và nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu là một trong những biện pháp cần được công ty chú trọng và
quan tâm thích đánh trong thời gian tới, nhất là trong cuộc cạnh tranh với các tập đoàn xây dựng quốc tế 30auk hậu về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm, năng lực công nghệ trong thời gian tới.
Trong giai đoạn các năm từ 2004 – 2008 tổng vốn đầu tư phân theo nguồn vốn huy động không thực sự ổn định, nguồn vốn tự có bỏ ra của công ty không lớn, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn, bên cạnh đó lượng vốn huy động từ tín dụng thương mại trong nước luôn giứ ổn định ở mức trung bình, và nguồn vốn đầu tư chủ yếu được công ty sử dụng trong thời gian vừa qua chiếm tỷ trọng cao nhất là nguồn vốn huy động từ khách hàng. Đó là phần tiền mà khách hàng đặt cọc trước để được sở hữu, được thuê các căn hộ, gian hàng trong các dự án mà công ty sẽ triển khai.
Cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn phân phối cho các dự án: Vốn tự có, vốn ứng trước của khách hàng (bắt đầu huy động sau khi xây dựng xong phần móng công trình) và vốn vay thương mại.
Vốn vay ứng trước: Mua nhà:
• 30Sau khi dự án đầu tư và thiết kế cơ sở được thẩm định phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức khởi công, khách hàng đăng ký mua căn hộ đặt cọc 5%.
• 30Sau khi thi công phần móng khách hàng đặt cọc 40%. • 30Sau khi thi công phần thô khách hàng thanh toán 80% • 30Sau khi hoàn thiện khách hàng thanh toán 95%.
• Sau khi chủ đầu tư hoàn tất thủ tục giấy tờ pháp lý, khách hàng thanh toán 100%.
Thuê văn phòng:
• Khách hàng hàng đăng ký trước, khi thi công xong phần ngầm sẽ đặt trước 40% giá trị tiền thuê trong 5 năm.
• Sau khi thi công xong phần thô ứng trước giá trị 25% giá trị tiền thuê.
• Sau khi hoàn thiện tổ chức bàn giao văn phòng thanh toán nốt 35% còn lại.
Danh mục dự án đầu tư Địa điểm Nguồn vốn đầu tư
Chung cư cao tầng I9 Khu I – Thanh Xuân
Bắc (Hà Nội) 100% vốn huy động
Khu dân cư Vĩnh Điềm
Trung Tp Nha Trang
32% vốn vay 67,6 % vốn huy động
Nhà I10 Khu I –Thanh Xuân
Bắc (Hà Nội) 100% vốn huy động
Nhà D9A Khu D – Thanh Xuân
Bắc (Hà Nội)
5,86 % vốn vay 94,14 % vốn huy động
Khu dân cư sinh thái Cam Phú
Thị xã Cam Ranh Khánh Hoà
Liên danh tỷ lệ 50 %
Khu dân cư số 2 - Tây Lê
Hồng Phong Tp Nha Trang
Liên danh tỷ lệ 50 %
Khu đô thị thương mại Bãi Dài
Thị xã Cam Ranh Khánh Hoà
Liên danh tỷ lệ 50 %
Một dự án được công ty triển khai thường kéo dài nhiều năm, do đó với kinh nghiệm quản lý thi công công trình, công ty phân chia lượng vốn