Theo các chuyên gia trong ngành, trước những khó khăn trong nền kinh tế như hiện nay, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh xây dựng, BĐS cần thực hiện đa dạng hóa các kênh huy động vốn, tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đó.
tự có, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước,… Nguồn vốn chủ đạo là vốn tín dụng thương mại trong nước, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, công ty cũng tranh thủ được các nguồn vốn khác như: nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước và các nguồn vốn khác tăng qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn tự có qua các năm chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn đầu tư, đây là một hạn chế lớn đối với công ty làm cho công ty bị lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn tín dụng trong nước. Khi mà nguồn vốn tín dụng suy giảm sẽ ảnh hưởng ngay lập tức tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt với hoạt động đầu tư phát triển, nó sẽ làm cho hoạt động của công ty đình trệ. Bên cạnh đó một lọat các nguồn vốn khác mà công ty chưa tiếp cận được cần được xúc tiến trong thời gian tới như vốn huy động từ nước ngoài, …
Khả năng tài chính là vấn đề mấu chốt quyết định sự phát triển và mang lại hiệu quả cho các công trình, dự án. Hiện nay khả năng tài chính của công ty còn hạn hẹp, quy mô vốn còn nhỏ, đặc biệt là vốn chủ sở hữu chưa dồi dào. Chính vì thế, trong thời gian tới công ty cần nâng cao năng lực tài chính thông qua việc tăng cường khả năng tạo vốn, huy động vốn một cách có hiệu quả, tăng vốn chủ sở hữu và đặc biệt phải tìm kiếm được các nhà tài trợ lớn cho các dự án.