Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Vinaconex 1) giai đoạn 2004 – 2008.DOC (Trang 42 - 48)

- Nguyên nhân khách quan

Có thể kể đến nguyên nhân khách quan chủ yếu là do chính sách của Nhà nước còn nhiều kẽ hở, dẫn đến tiêu cực cạnh tranh không lành mạnh. Trong những năm vừa qua, chính sách và hệ thống pháp luật luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp luôn luôn quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu phát triển, chính sách chất lượng của mỗi công ty. Tuy nhiên, những kẽ hở trong pháp luật làm cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không còn công bằng, do đó hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh là một nguyên nhân lớn gây ra sự lãng phí, không hiệu quả trong đầu tư phát triển. Hành lang pháp lý rườm rà, nhũng nhiều luôn làm quá trình chuẩn bị của các công ty mất rất nhiều thời gian, chậm tiến độ thi công làm ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội, chất lượng của công trình, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Thủ tục hành chính, các loại giấy tờ liên quan được yêu cầu, … rườm rà làm chậm tiến độ thực hiện công trình, do đó các phần công việc liên quan cần đến sự phối kết hợp của cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước luôn triển khai với tiến độ rất chậm. Khâu giải phóng mặt bằng là một trong những phần công việc như thế. Tuy thời gian, Đảng, Chính phủ và các cơ quan chức năng Nhà nước không ngừng cố gắng sửa đổi, điều chỉnh và cập nhật nhưng chưa phát huy được nhiều hiệu quả và cần được hoàn thiện nhanh chóng trong thời gian tới.

Ngoài ra, hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã và đang là vấn đề nhức nhối trong đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy thời gian qua Nhà nước đã có nhiều biện pháp và ngày càng minh bạch, lành mạnh hóa quá trình đấu thầu nhưng không thể chấm dứt ngày một ngày hai nhưng điều đó sẽ là niềm tin cho những nhà đầu tư chân chính trong tương

đã làm giảm đi tính hiệu quả trong quá trình đầu tư phát triển, không chỉ vậy kết quả của tình trạng đó là các công trình không đảm bảo chất lượng đã làm mất đi lòng tin của xã hội về các công trình xây dựng bởi các doanh nghiệp chân chính khác. Nhằm làm giảm tệ nạn này, các cơ quan Nhà nước, các Bộ đã nhanh chóng hoàn thiện các Bộ Luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu,… đã làm giảm nhanh chóng và minh bạch hơn quá trình đấu thầu, từng bước mang lại niềm tin cho các doanh nghiệp chân chính và của toàn xã hội.

Luật cạnh tranh còn nhiều vấn đề tranh cãi, thủ tục hành chính rườm rà, chính sách hay thay đổi và không có sự thống nhất cao, điều đó cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra sự thiếu hiệu quả trong đầu tư phát triển. Tuy quá trình cạnh tranh ở thị trường xây dựng hiện nay chưa thực sự nóng bỏng nhưng trong thời gian tới với sự có mặt của các nhà đầu tư, các công ty xây dựng quốc tế với, các Bộ luật liên quan cần được nhanh chóng hoàn thiện, tạo nền móng và sân chơi công bằng cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

- Nguyên nhân chủ quan

Tiềm lực của công ty về tài chính còn hạn chế. Nguồn vốn huy động cho quá trình đầu tư phát triển luôn là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các công ty. Hiện tại quy mô vốn chưa đáp ứng được nhu cầu để đầu tư phát triển. Trong giai đoạn vừa qua quy mô vốn thực hiện đầu tư phát triển còn thấp, sự chênh lệch lớn xuất hiện giữa tổng mức đầu tư dự kiến và tổng mức đầu tư thực hiện. Trong giai đoạn hiện nay, tổng quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển là một trong những vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phá triển của công ty. Lượng vốn giành cho đầu tư còn thiếu làm công ty bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư quan trọng, đánh mất vị thế

thương mại trong nước làm giảm sự linh động, cản trở sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó các nguồn để huy động vốn chưa được phát huy và tận dụng đúng mức, lượng vốn huy động qua các kênh còn thấp thực sự là trở ngại lớn ngăn cản sự phát triển của công ty.

Quá trình đầu tư nói chung và quá trình đầu tư phát triển có đặc điểm rât quan trọng là quy mô vốn cần cho đầu tư là rất lớn và thời gian để thu hồi vốn là rất lâu, do đó huy động và phân phối nguồn lực hữu hạn cho các dự án đang triển khai luô là vấn đề rất quan trọng. Nếu huy động được lượng vốn lớn mà không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả thì công ty sẽ phải trả giá bằng lãi suất vay. Tuy nhiên nếu có dự án triển khai mà không huy động đủ quy mô vốn cần thiết thì sẽ bỏ qua cơ hội đầu tư tốt mang lại hiệu quả cao, nếu huy động đủ vốn mà không phân phối hợp lý thì sẽ lãng phí vì vốn được đầu tư sẽ nằm khê đọng một chỗ trog thời gian dài. Do đó, quy mô và tiềm lực tài chính không đủ là trở ngại rất lớn cho quá trình đầu tư phát triển.

Qua trình lựa chọn dự án đầu tư thời gian qua công ty chỉ chú trọng vào mảng thế mạnh của mình là đầu tư xây dựng nhà ở, dân dụng và công nghiệp, chưa tích cực đi sâu và nghiên cứu những lĩnh vực, ngành nghề mới trên thị trường, bỏ lỡ khá nhiều cơ hội. Do đó, không chỉ phát huy thế mạnh của mình trong các ngành nghề, lĩnh vực đang hoạt động, công ty cần không ngừng đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, thu hút thêm nguồn lực đầu tư, nâng cao năng lực của bản thân để cạnh trah tốt trên thị trường.

Công ty chưa đủ thông tin về thị trường, chưa nắm bắt được tất cả nhu cầu của khách hàng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó. Thông tin là một tài nguyên quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, thông tin về tình hình thị trường quan

như chính sách cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường xây dựng.

Nguồn vốn được huy động chưa thực sự được sử dụng triệt để mang lại hiệu quả cao nhất có thể, điều đó gây tổn thất một phần trong hiện tại và có thể gây ảnh hưởng lớn trong tương lai nếu không được nhanh chóng chấn chỉnh, sửa đổi khắc phục kịp thời.

Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo chuyên sâu hơn. Là một công ty chuyên về xây dụng các công trình dân dụng và công nghiêp, lĩnh vực cần sự linh hoạt và cập nhật các kỹ thuật xây dựng tân tiến nhất nên đội ngũ cán bộ công nhân viên là lực lượng rất cần được công ty chú trọng. Trong thời gian qua, tuy đã đầu tư vào máy móc trang thiết bị công nghệ rất lớn nhưng đào tạo về nhân lực lại chưa được công ty chú trọng thích đáng, đó là một nguyên nhân dẫn đến thị phần của công ty trên thị trường xây dựng vẫn chưa được cải thiện. Đầu tư nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân sự của công ty, xây dựng một đội ngũ cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật mạnh, có đủ năng lực để quản lý và điều hành thi công các công trình lớn. Tầm quan trọng của những cán bộ quản lý ngày càng được thể hiện rõ gia trị tri thức của những cán bộ quản lý thi công là tài sản rất lớn của công ty, do đó việc tận dụng và phát huy hết khả năng, luôn luôn bồi dưỡng nâng cao năng lực là việc cần làm trong thời kỳ các nhà thầu vào Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng và tinh về chất lượng như hiện nay. Trong thời gian tới, sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới mang lại nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên sức ép cạnh tranh mang lại cũng không nhỏ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước chuẩn bị kịp thời và tích cực, trong đó nguồn nhân lực là một phần rất quan trọng. Các công ty nước ngoài có nhiều lời thế mang sang Việt Nam như: tiềm lực tài chính hung hậu, khả năng về nắm bắt những công nghệ

tiên tiến nhất trên thế giới, …tuy nhiên các doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ lợi thế cạnh tranh của bản thân mình. Luôn học hỏi kinh nghiệm và phương pháp làm việc tiên tiến ứng dung tỏng sản xuất kinh doanh và phát huy tất cả điểm mạnh của mình, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ngày nay năng lực thi công công trình của một công ty phụ thuộc rất lớn vào tiềm lực hiện có về trang thiết bị, máy móc của công ty, do đó ngoài quan tâm đến nguồn lực con người thì trang thiết bị máy móc là phần không thể thiếu trong các kế hoạch đầu tư hàng năm, đội ngũ xe, máy móc trang thiết bị hung hậu và chất lượng đồng nghĩa với khả năng thi công, xây dựng các công trình quy mô và hứa hẹn chất lượng cao hơn so với các công ty không đầu tư nhiều vào máy móc. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồng bộ đi đôi với sử dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng lực thi công của công ty. Để nâng cao năng lực máy móc thiết bị, công ty không những phải đầu tư trang thiết bị mới và đi đôi với nó là có kế hoạch bảo dưỡng, quản lý và sử dụng để đảm bảo công suất và tuổi thọ máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí đầu ra. Tuy nhiên thời gian qua sự đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị chưa được quan tâm thích đáng.

Chất lượng HSDT là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định việc nhà thầu có trúng thầu hay không. Để nâng cao chất lượng HSDT công ty cần đầu tư xây dựng một bộ HSDT chuẩn, đảm bảo chặt chẽ và hợp lệ. Đề ra một quy trình làm hồ sơ nhằm thuận tiện cho công tác quản lý và tránh những thiếu sót trong khi làm hồ sơ. Một HSDT có tính thuyết phục cao đối với bên mời thầu trước tiên phải là một hồ sơ chẩn, trình bày khoa học. Sau đó hồ sơ phải thể hiện được sức mạnh của doanh nghiệp, đưa ra được các giải pháp về kỹ thuật và thi công thỏa đáng, dự toán chi phí một cách khoa học và chính xác … phối hợp cùng các yếu tố khác tạo nên sự

mỉ, lại phải thực hiện trong một thời gian hạn chế, do vậy đội ngũ làm hồ sơ thầu phải hoàn thiện hơn nữa kỹ năng xây dựng HSDT.

Chưa coi trọng và đẩy mạnh Marketing, quá trình tạo dựng uy tín và thương hiệu còn bị xem nhẹ. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế giữa các quốc gia và toàn xã hội, Marketing không chỉ quan trọng với một bộ phân doanh nghiệp nào riêng biệt mà nó cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường không kể thị trường hay lĩnh vực. Hiện nay chất lượng các công trình xây dựng gắn bó với thương hiệu, tên tuổi của mỗi đơn vị doanh nghiệp, nó là một cam kết đảm bảo cho chất lượng của công trình mà đơn vị đó thực hiện, do đó thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp là tả sản vô hình mà công ty cần hết sức chú trọng. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thương hiệu Việt Nam uy tín càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp lại chưa thấy được tầm quan trọng đó, nó là một nguyên nhân của sự chững lại trong phát triển của công ty hiện nay.

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Vinaconex 1) giai đoạn 2004 – 2008.DOC (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w