Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Vinaconex 1) giai đoạn 2004 – 2008.DOC (Trang 32 - 35)

nhất của dự án là nguồn vốn huy động vay của khách hàng được công ty thu về theo chế độ đặt cọc tiền trong những khoảng thời gian đầu của dự án nên quy mô vốn công ty cần triển khai được sử dụng chủ yếu từ nguồn này, nguồn vốn này mang lại nhiều ưu điểm rất lớn cho công ty nhờ sự cơ động trong vốn huy động, giành vốn tự có để đầu tư máy móc trang thiết bị, đầu tư vào các công trình khác.

1.2.2.3 Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư đầu tư

Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 với mục tiêu phát triển công ty tăng trưởng bền vững, phấn đấu trở thành doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, không chỉ vậy, công ty còn mở rộng loại hình hoạt động kinh doanh, sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như:

• Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp;

• Xây dựng các công trình hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường;

• Xây dựng các công trình đường dây và trạm biến thế điện;

• Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản;

• Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

• Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án

• Kinh doanh khách sạn du lịch lữ hành;

• Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng;

• Thiết kế tổng thể mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình dân dụng và công nghiệp;

• Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt;

• Thi công xây dựng cầu, đường;

• Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư;

• Dịch vụ quản lý nhà ở đô thị và văn phòng cho thuê; • Sản xuất, gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí;

• Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi; vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá; • Phá dỡ các công trình dân dụng và công nghiệp;

• Cho thuê thiết bị, máy móc xây dựng; giàn giáo cốp pha; • Kinh doanh tài chính.

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu đầu tư XDCB 2004 2005 2006 2007 2008

- Đầu tư phát triển nhà, đô thị

41.686 10.017 4.500 3.264 78.516

- Đầu tư phát triển khu CN

0 0 0 0 0

- Đầu tư mở rộng sản xuất

0 0 0 0 0

- Đầu tư chiều sâu thiết bị

9.673 7.510 0 0 0

Tổng đầu tư XDCB trong năm

51.359 17.527 4.500 3.264 78.516

Bảng 2.7: Các nội dung đầu tư xây dựng cơ bản của công ty giai đoạn 2004 – 2008

Tuy vậy, trong giai đoạn 2004 – 2008 công ty chỉ tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực chính là: đầu tư phát triển nhà ở, đô thị và đầu tư vào máy móc trang thiết bị. Còn những mảng hoạt động khác công ty chưa chú trọng và tập trung nguồn lực nhiều như: đầu tư vào các khu công nghiệp và đầu tư mở rộng sản xuất. Hai lĩnh vực công ty chú trọng cũng chính là thế mạnh của công ty trong thời gian những năm gần đây. Giai đoạn 2004 – 2008 thể hiện rất rõ sự đầu tư và duy trì mức đầu tư ổn định của công ty chưa thực sự tốt, nguồn vốn duy trì mở mức cao năm 2004 (với 51,3 tỷ) nhưng giảm mạnh trong 3 năm tiếp sau (17,5 tỷ năm 2005, 4,5 tỷ năm 2006 và 3,2 tỷ năm 2007) rồi lại tăng rất cao trong năm 2008 với tổng vốn đầu tư XDCB là 78,5 tỷ. Một nguyên nhân chính dẫn đến sự không ổn định trong quy mô vốn giành cho đầu tư phát triển thời gian vừa qua của công ty là do sự thiếu ổn định trong nền kinh tế dẫn đến lượng vốn tín dụng thương mại trong nước, vốn huy động từ khách hàng không duy trì được ở mức ổn định, ảnh hưởng sâu sắc đến lượng vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty. Thực trạng đó cũng thể hiện một thực tế rất rõ là sự thiếu ổn định trong lượng vốn chủ sở hữu của công ty, sự lệ thuộc của công ty vào luồng vốn tín dụng, vốn huy động bên ngoài. Do đó, nếu có một sự thay đổi nhỏ của nền kinh tế cũng sẽ dẫn đếm sự sáo trộn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Sự tập trung quá nhiều của công ty vào các lĩnh vực thế mạnh tuy hiện tại mang lại nhiều sự hiệu quả về kinh tế, tuy nhiên xét về dài hạn đó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cần được nhân biết ngay thời điểm hiện tại. Hiện nay các mảng hoạt động chính của công ty là xây dựng nhà ở, đô thị là thế mạnh của công ty trong rất nhiều năm qua, tuy nhiên đó chỉ là sự kế thừa các lĩnh vực, thành quả hoạt động của nhiều năm về trước mà không có sự phát huy, tìm tòi những lĩnh vực kinh doanh mới. Có thể trong hiện

xét dài hạn trong tương lai cạnh tảnh của thị trường, nhất là trong thời đại hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay, sư gia nhập thị trường Việt Nam của các nhà thầu quốc tế với tiềm lực hung hậu cả về tài chính lẫn kinh nghiệm, năng lực công nghệ, do đó chỉ hoạt động trên các lĩnh vực sẵn có mà không đầu tư mở rộng mô hình, ngành nghề sản xuất kinh doanh thì sẽ trong ổn địng trong tương lai và giảm sức cạnh tranh rất nhiều. Học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác quốc tế, vận dụng linh hoạt cho bản thân công ty mình và không ngừng tận dụng tất cả các lợi thế so sánh sẵn có mới là biện pháp tốt trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

1.2.3 Đánh giá về tình hình đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004 – 2008

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 (Vinaconex 1) giai đoạn 2004 – 2008.DOC (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w