Vai trò của Nhà nước

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

Sự tồn tại và phát triển của các tập đoàn kinh tế có một vai trò cực kỳ to lớn của Nhà nước, đặc biệt ờ các nước công nghiệp mới hay các nước đang phát triển, thể hiện qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế xã hội cẩn thiết cho các tập đoàn hoạt động. Có thể phân tích vai trò cùa nhà nước qua các mặt sau: • Duy trì trật tự và ổn đợnh xã hội. Có thể thấy môi trường kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tập đoàn kinh tế. Với một môi trường xã hội, chính trợ ổn đợnh, tập đoàn sẽ có điểu kiện tập trung phát triển. Và để làm được điều này không thể bỏ qua vai trò của nhà nước.

• Xây dựng một hành lang pháp lý nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích các tập đoàn kinh doanh phát triển song song với việc tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tốt, tránh tình trạng độc quyển. Mỹ là nước có số lượng các tập đoàn kinh doanh lớn nhất thế giới nhưng cũng là nơi có đạo luật chống độc quyền đầu tiên được ban hành (Luật Chống độc quyền Sherman năm 1890); và tiếp đó là các đạo luật được ban hành lần lượt vào các năm 1914, 1950 và 1976 nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, chống các hình thức liên minh hay thỏa thuận tạo ra độc quyền.

• Gánh vác những chi phí đẩu tư vào những ngành không có lãi nhưng lại cần thiết cho các ngành kinh tế khác, đặc biệt là xây dựng cơ sở kinh tế hạ tầng. • Đợnh hướng đúng các xu hướng phát triển làm tiền để cho các quyết đợnh của các tập đoàn và các tổ chức kinh tế khác. Phương hướng phát triển của chính phù ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng phát triển của các tập đoàn kinh tế. Ví dụ nhu khi Chính phủ Nhật Bản chuyển hướng ưu tiên phát triển công nghiệp nặng thì các

57

Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

tập đoàn đang hoạt động trong lĩnh vụ này cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

• Bên cạnh đó, chính phủ còn theo dõi tình hình cạnh tranh và đầu tư của tư bản nước ngoài, có chính sách bảo vệ và hỗ trợ sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt vặa phát huy được lợi thế của hợp tác quốc tế, vặa tránh được cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn khổng lổ nước ngoài.

Mặc dù vậy, có thể thấy mức độ tác động của các chính phủ ở các nước đối với sự phát triển các tập đoàn kinh tế là không giống nhau. ờ Mỹ và các nước châu Âu, chính phủ rất coi trọng hoạt động của các tập đoàn lớn; nhưng không chi phối, can thiệp quá nhiều vào hoạt động của chúng. Còn ở Nhật Bản và các nước công nghiệp mới châu Á, chính phủ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, đôi khi có những tác động mang tính chi phối phương hướng chiến lược và hoạt động của các tập đoàn vì mục tiêu chung.

Tông Việt Hưng

58

Mô hình tập đoàn kỉnh tế ở mật sốớc và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

C H Ư Ơ N G HI

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)