%
42,4 14,6
Nguồn: website Bộ Công thương:
http:llwww.moi.gOY.vnlBForumldelail.asi>?Cat=10&id=502
63
Mô hình tập đoàn kinh tế ở mội số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kỉnh tế ở Việt Nam hiện nay
Điều này cho thấy một thực trạng là đóng góp cùa các Tổng Công ty vẫn còn chưa tương xứng với quy m ô và những ưu đãi từ nhà nước. Tuy nhiên cũng phải thấy một điểu là các Tổng Công ty đã góp phần giải quyết vấn để việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Lực lượng lao động năm 2004 cùa 18 Tổng Công ty 91 là 677.954 người, cậa các Tổng Công ty 90 là 516.000 người.
a. Những thành tựu đã đạt được
Với những kỳ vọng cùa Đảng, Chính phậ về việc thành lập những "nắm đấm mạnh" trong lĩnh vực kinh tế, các Tổng Công ty 90 - 91 đã đạt được những thành công ban đầu. Nhìn chung, nhiều Tổng Cõng ty đã thể hiện vai trò nòng cốt, chậ lực, xương sống cùa nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đôi cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho 600.000 lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia hoạt động các chính sách xã hội.
Nhiều Tổng Cõng ty đã huy động nguồn lực nội bộ, kết hợp với các nguồn lực khác để thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng, tìm kiếm thị trường nước ngoài.
Trong vòng 3 năm, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) đã đầu tư theo hướng đi trước đón đầu, tăng gấp đôi năng lực cung ứng dịch vụ thông tin với chất lượng tương đối cao. Tổng Công ty X i măng cũng đã đáu tư hơn 720 tỷ đồng vào việc xây dựng các nhà máy xi măng mới.
Bên cạnh đó, các Tổng Công ty còn nâng cao được năng lực dự thầu theo thông lệ quốc tế đối với các dự án do nước ngoài đầu tư hoặc cho vay ODA, giảm dần tỷ lệ thầu phụ nhờ có tổng vốn lớn và khả năng tập trung đâu tư trang thiết bị hiện đại lớn, nhất là trong các Tổng Công ty xây dựng cầu đường, thậy lợi, công nghiệp và dân dụng.
64
Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kình tế ở Việt Nam hiện nay
Nhiều Tổng Công ty đã cố gắng tổ chức đáp ứng những dịch vụ chung về cung cấp công nghệ và thị trường, đào tạo, nghiên cứu thực nghiệm công nghệ mới, xuất nhập khẩu..., tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành viên phát huy được sể trường và hạn chế những chi phí hoặc rủi ro nếu tự lo theo kiểu tự túc khép kín trước đây.
Các Tổng công ty còn là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước, trong năm 2003, riêng các Tổng Công ty 91 đã đạt doanh thu 202.652 tỷ đồng, nộp ngân sách 36.916,5 tỷ đổng.
b. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công bước đầu, các Tổng Công ty 90 - 91 cũng đã bộc lộ nhiều mặt hạn chê so với m ô hình tập đoàn kinh tê tổ chức theo m ô hình công ty mẹ - công ty con trên thế giới, đặc biệt là về tổ chức và các mối quan hệ chức năng, phân cấp hoạt động, cơ chê tài chính ...
Thứ như, việc thành lập các Tổng Công ty chưa tạo ra sự gắn kết về tài chinh, công nghệ, thị trường
Các Tổng Công ty được thành lập chủ yếu dựa trên những quyết định hành chính, trên cơ sể tập hợp các doanh nghiệp nhà nước để có đù ít nhất 5 thành viên đối với Tổng Công ty 90 hay 7 thành viên đối với Tổng Công ty 91. Trong khi đó, một nguyên tắc cơ bản của việc hình thành các tập đoàn kinh tê trên thế giới là sự tự nguyện và liên kết kinh tế. Vì vậy, các Tổng Công ty chưa thực sự là một thực thể kinh tế thống nhất, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Tổng Công ty, chưa khắc phục được tình trạng hoạt động rời rạc cùa các doanh nghiệp thành viên.
Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp thành viên đểu được thành lập độc lập từ trước khi Tổng Công ty ra đời, đã quen với cơ chế được giao quyền hoạt
65
Mô hình tập đoàn kinh tế ở mội số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kỉnh tế ở Việt Nam hiện nay
động độc lập nên nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang hoạt động thuận lợi, cảm thấy bị gò bó khi phải hoạt động ưong m ô hình Tổng Công ty.
Điều này còn dẫn đến tình trạng vai trò của Tổng Công ty đối với các doanh nghiệp thành viên còn mờ nhạt, quản lý của Tổng Công ty còn yếu kém dẫn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các đơn vị không thầc sầ hiệu quả.
Thứ hai là sự minh bạch về sở hữu vẫn không được tôn trọng
Vốn của Tổng công ty hay cùa các công ty thành viên vẫn là vốn cả Nhà nước - thuộc sờ hữu toàn dãn. Tổng Giám đốc Tổng công ty, giám đốc các công ty thành viên là chù tài khoản cùa số tiền lớn nhưng không phải do chính họ bỏ ra. Đây là nguyên nhãn cơ bản nhất dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm trong các doanh nghiệp nhà nước nói chung, trong các Tổng công ty nói riêng xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng.
Thứ ba, hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao
Các Tổng Công ty nhà nước mặc dù được dành nhiều ưu đãi về vốn nhưng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh lại thấp. Trong số các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng Công ty nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về vốn, 68%, nhưng chỉ tạo ra được 6 2 % doanh thu. Trong đó, các Tổng Công ty 91 chiếm 53,18% vốn ngân sách nhà nước nhưng chì đóng góp 51,9% về doanh thu; các Tổng Công ty 90 cũng chiếm tới 1 5 % vốn nhưng cũng chỉ đạt 11,9% doanh thu. Có thể tham khảo thêm những chỉ tiêu về các Tổng Công ty ở bảng 6 trên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các Tỏng Công ty chưa xây dầng được chiến lược kinh doanh cũng như tầm nhìn còn ngắn hạn, chưa đặt trọng tâm vào lĩnh vầc kinh doanh chủ yếu.
Thứ tư, cơ cấu t chức của các Tng Công ty
Chức năng quản lý của Hội đổng quản trị và chức năng điều hành cùa Tổng Giám đốc chưa được quy định rõ ràng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám
66
Mô hỉnh tập đoàn kinh tế ỏ mội số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay
đốc cùng do một cấp đề nghị, cùng do một cấp quyết định bổ nhiệm, cùng ký nhận vốn do Nhà nước giao nên không xác định rành mạch được quyền hạn và trách nhiệm, cũng như địa vị pháp lý của từng chức danh. Kết quả là cá nhân giữ vai trò quyết định, có nơi Chủ tịch Hội đồng quản trị can thiệp vào việc điặu hành cùa Tổng Cóng ty, làm lu mờ vai trò của Tổng Giám đốc. Cũng có nơi Tổng Giám đốc lại xem nhẹ vai trò của Chủ tịch Hội đổng quản trị.
Thứ năm, cơ chế quản lý của Tổng Công ty với các cõng ty thành viên còn chưa chặt chẽ
Đó là do một số cơ chế chính sách đối với Tổng Công ty nhà nước đến nay không còn phù hợp, đặc biệt là cơ chế hạch toán, cần phải được bổ sung và sửa đổi kịp thời. Doanh nghiệp thành viên hạch toán phụ thuộc thì bị hạn chế vai trò chù động sáng tạo, còn doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thì chỉ chăm lo cho lợi ích cùa riêng mình như những doanh nghiệp nhà nước độc lập ngoài Tổng Công ty, thiếu sự gắn kết chặt chẽ trong toàn Tổng Công ty.
Thứ sáu, việc tuyển chọn và sẹ dụng lao động còn chưa hợp lý
Việc bố trí cán bộ chủ chốt của một số Tổng Cõng ty (Chù tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc) còn chưa hợp lý, lựa chọn những cán bộ còn thiếu kinh nghiệm hoặc chưa am hiặu sâu sắc kiến thức kinh tế - kỹ thuật. Cơ chế tuyặn chọn, bổ nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các Tổng Công ty còn chậm được đổi mới.
2. Mô hình cóng ty mẹ - công ty con
2.1. Sự cán thiết hình thành tập đoàn kinh té theo mô hình công Ty mẹ - công ty con
Trong quá trình hoạt động của mình, các Tổng Công ty 90 - 91, bên cạnh những thành quả đáng ghi nhận, cũng không tránh khỏi những yếu kém, bất cập trong cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, việc hội nhập ngày
67
Mỏ hình tập đoàn kình tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh té ở Việt Nam hiện nay
càng sâu rộng của chúng ta vào nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, đòi hỏi Việt Nam có những tập đoàn lớn mạnh.
Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã chù trương thành lập các tập đoàn kinh tế lớn trong một số ngành then chốt theo hướng chuyển đổi các tổng công ty nhà nước và khuyến khích sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân. Nghị
quyết Hội nghị lần thắ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ:
"Hình thành mật số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng Công ty nhà nước, có sự tham gia cùa các thành phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kình doanh chính, chuyên môn hóa cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn vi vốn, hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, cht chẽ giũa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh " |5
'.
Trước những nguyên tắc có tính chủ đạo ấy, m ô hình tập đoàn kinh tế với
hướng phát triển là các công ty mẹ - công ty con có thể nhìn nhận như sau:
Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp các doanh nghiệp gồm công ty mẹ, các công
ty con và các doanh nghiệp liên kết khác. Công ty mẹ là hạt nhân của tập đoàn kinh tế là đẩu mối liên kết các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết với nhau, nắm quyển kiểm soát, chi phối các quyết sách, chiến lược phát triển nhân sự, chi phối hoạt động của các thành viên. Bản thân tập đoàn không có tu cách pháp
nhân, chỉ công ty mẹ, công ty con, các doanh nghiệp liên kết mới có tư cách pháp
nhân. Các tập đoàn có thể hoạt động trong một hay nhiều lĩnh vực khác nhau. Các
doanh nghiệp thành viên và các doanh nghiệp liên kết có quan hệ với nhau về vốn,
đầu tư, tài chính, cõng nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cắu và các liên kết khác
xuất phát từ lợi ích cùa cá doanh nghiệp tham gia liên kết.
68
Mó hình tập đoàn kinh tế ở mật số nước và bài hạc kỉnh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay
• Công ty mẹ
Công ty mẹ là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước; được hình thành từ việc chuyển đổi, tổ chức lại Tổng Công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty, công ty nhà nước độc lập hoặc trẽn cơ sờ một công ty đầu tư, mua cổ phần, góp vốn và các nguắn lực khác vào các công ty con, cõng ty liên kết; giữ quyển chi phối.
Hiện nay, các công ty mẹ đều do nhà nước nắm giữ 100% vốn điểu lệ, vốn góp chi phối, vì vậy các công ty mẹ thường được tổ chức dưới hình thức các công ty nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay cũng xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên mở rộng loại hình của công ty mẹ, có thể là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, tùy thuộc vào quyết định phân loại Tổng Công ty đó thuộc nhóm nhà nước giữ 100% vốn hay cổ phần chi phối. Công ty mẹ có thể trực tiếp thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh hoặc không trực tiếp m à chỉ thực hiện hoạt động quản lý và kinh doanh vốn đầu tư ở các công ty khác hoạt động dưới dạng quản lý và kinh doanh vốn đầu tư ở các công ty dưới hình thức công ty holding.
Tùy theo tính đa dạng về ngành nghề hoạt động cùng số lượng và loại hình doanh nghiệp cùa các thành viên trong tập đoàn, công ty mẹ có thể trực tiếp chi
phối các công ty con hoặc chi phối thông qua công ty đầu tư tài chính của tập
đoàn.
• Công ty con
Các công ty con trong tập đoàn là các doanh nghiệp có quan hệ với công ty mẹ của tập đoàn, là những doanh nghiệp mà công ty mẹ đầu tư, nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối. Trong khi đó, các công ty này nếu đáu tư, góp vốn tiếp m à nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác thì lại trờ thành các công ty mẹ.
69
Mô hình tập đoàn kinh tế ở mội số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kỉnh tế ở Việt Nam hiện nay
2.2. Tình hình hoạt động của các tập đoàn kinh tế
Đảng và nhà nước cũng đã xác định rõ một số lĩnh vực trọng điểm cần phải hình thành tập đoàn kinh tế. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế của mình, Nhà nước đều thể hiện quan điểm hình thành các tập đoàn kinh tế mũi nhọn và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo đó một số tỏng công ty nhà nước trong một số lĩnh vực mũi nhọn sẽ đưữc chuyển đổi thành các tập đoàn kinh tế. Trong năm 2006 và đầu năm 2007, tám tập đoàn kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn đã ra đời, đó là:
• Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT)
• Tập đoàn Than - Khoáng sản (Vinacomin)
• Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam)
• Tập đoàn Điện lực (EVN)
• Tập đoàn Công nghiệp tàu thúy (Vinashin)
• Tập đoàn Dệt may (Vinatex)
• Tập đoàn Cao su (VRG)
• Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt)
Đây là những tổng công ty có quy m ô lớn với mạng lưới thành viên có quan hệ mật thiết, liên doanh và hữp tác với nhiều đối tác.
Sau một thời gian hoạt động, cấc tập đoàn đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, bước đầu thực hiện phân công, hữp tác và liên kết kinh tế với thị phần ngày càng mở rộng. Một số tập đoàn đã mờ rộng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, tăng cường đầu tư vốn với sự tham gia rộng rãi của các thành phẩn kinh tế.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc thành lập và hoạt động của m ô hình tập đoàn kinh tế của chúng ta hiện nay có một số vấn đề như sau:
70
Mó hình tập đoàn kinh tế ở mật số nước và bài hạc kỉnh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, những nghiên cứu cơ bản về tập đoàn, về m õ hình công ty mẹ - công ty con ờ nước ta cho đến nay vẫn còn rất ít. Những vấn để này không mới ờ các nước đang phát triển nhưng là hoàn toàn mới ờ nước ta. Trước khi thành lập các tập đoàn, cần có những nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về mặt lý luận, nếu muốn