Đứng về mặt quản lý nhà nước, có thị đề ra một số giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tập đoàn như sau:
LI. Xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ
Một hành lang pháp lý chặt chẽ là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trường, thị hiện vai trò cùa Nhà nước. Đây cũng là một vấn đề không mới ở Việt Nam nhưng vẫn mang nặng tính thời sự, cần được quan tâm giải quyết. Tập đoàn kinh tế là một m ô hình kinh doanh còn mới mè ở nước ta, vì vậy việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước và điều kiện cụ thị của nước ta đị xây dựng một hệ thống pháp luật thích hợp cho sự ra đời và hoạt động cùa các tập đoàn là một yêu cầu quan trọng. Trong khi đó hệ thống luật pháp ở nước ta vẫn chưa hoàn thiện, đổng bộ, còn nhiều bất cập dẫn đến môi trường kinh doanh chưa bình đẳng, các thành phần kinh tế hoạt động chưa hiệu quả.
Cùng với sự ra đời và phát triịn cùa các tập đoàn kinh tế, nhà nước cần ban hành thêm những đạo luật cơ bản làm tiền đề như Luật về công ty tài chính, Luật thị trường chứng khoán, Luật liên kết kinh doanh, Luật chống độc quyền... Bên cạnh đó là Luật về Tập đoàn kinh tế đị điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế phát sinh liên quan đến m ô hình này. Trên thực tế hiện nay Chính phủ chỉ mới ban hành
76
Mó hỉnh tập đoàn kinh tế ở mật số nước và bài học kỉnh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế Ỏ Việt Nam hiện nay
những quyết định riêngvề việc thành lập từng tập đoàn, chứ chưa có một đạo luật thống nhất chung cho cả m ô hình.
1.2. Đẩy nhanh quá trình tập trung và tích tụ vốn
Hầu hết các tập đoàn ờ nước ta hiện nay đều có quy m ô vốn rất khiêm tốn.
Vì vậy, Nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nhau và với nước ngoài nhằm đẩy nhanh quá trình tập trung vốn, bước khụi đầu cho việc hình thành tập đoàn kinh tế.
Có thể để ra một số biện pháp sau để thúc đẩy quá trình này của các doanh nghiệp Việt Nam:
• Tích tụ và tập trung vốn qua ngân sách nhà nước. Trong các khoản chi cùa ngân sách nhà nước có gồm một phần chi cho đầu tư phát triển. Đây là một nguồn vốn quan trọng, là nguồn cơ bản của Nhà nước đầu tư vào phần vốn của mình trong các tập đoàn kinh tế.
• Tích tụ và tập trung vốn thông qua thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một thể chế tài chính hữu hiệu để khuyến khích người dân tiết
kiệm và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư phát triển kinh tế. Bài học từ các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới cho thấy việc tập hợp những nguồn vốn nhàn rỗi, phân tán trong dân chúng thành một nguồn vốn khổng lổ để sử dụng vào những mục tiêu trung và dài hạn là rất quan trọng. Đây thực sự là một kênh huy động vốn hữu hiệu.
• Hoàn thiện chính sách đầu tư, qua đó khuyến khích được doanh nghiệp và nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những đạo luật khuyến
khích đầu tư trong nước, cẩn hoàn thiện chính sách đối với các doanh nghiệp tư
nhân, tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
77
Mô hỉnh tập đoàn kình tế ỏ một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dụng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay
1.3. Đẩy mạnh khuyến khích cạnh tranh và hợp tác lành mạnh
Cạnh tranh là điểu kiện cẩn để nền kinh tế thị trường tồn tại và phát triển.
Nền kinh tế thị trường khi vận hành phải tuân thủ những quy luật khách quan riêng của mình, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo đó, các doanh nghiệp muốn tổn tại và phát triển phải không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lưỏng sản phẩm để giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh. Theo Adam Smith, cạnh tranh là "bàn tay vô hình" thúc đẩy lực lưỏng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, chi có hành động cạnh tranh lành mạnh mối đưỏc chấp nhận, tình trạng độc quyển sẽ giết chết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gây thiệt hại cho xã hội và người tiêu dùng. Không những thế, bản thân các tập đoàn với vị thế
độc quyển cũng sẽ không hoạt động hiệu quả, khả năng cạnh tranh yếu kém. Vì
vậy, với vai trò quan trọng của mình, Nhà nước cần có những biện pháp thích hỏp để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo đòn bẩy cho các tập đoàn phát triển.
1.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng cẩn thiết cho sụ phát triền ca tập đoàn kinh tế
Cơ sở hạ tầng là tổng thể các cơ sở vật chất kỹ thuật, các công trình, các phương tiện tồn tại trên một lãnh thổ nhất định đưỏc dùng làm điều kiện sản xuất và điều kiện sinh hoạt nói chung, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng đưỏc chia làm 2 loại: cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội.
Cơ sờ hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống bưu chính viễn thông và cá bất động sản công nghiệp khác.
Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở nghỉ ngơi giải trí, bệnh viện, công trình vệ sinh môi trường, các căn cứ bảo vệ anh ninh quốc phòng.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm phát triển cơ sở hạ tầng thích hỏp cho việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, khi mà hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn thấp kém so với các nước trong khu
78
Mó hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xảy dựng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay
vực và trên thế giới. Có 2 cách để nhà nước cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng cho các tập đoàn kinh tế:
• Nhà nước có thể trực tiếp dùng vốn đầu tư của mình, thõng qua các doanh
nghiệp hoặc các đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước để cung cấp cơ sở hạ tầng cẩn
thiết
• Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích tư nhân cung cấp các dịch vụ cơ sồ hạ
tầng như trợ cấp cho các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hạ tầng, bảo đảm lợi
ích cho các doanh nghiệp này.
1.5. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhăn lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng của các tập đoàn trong một
nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Nhà nước cần giành khối lượng lớn ngân sách cho giáo dục đào tạo cũng như hoạt
động Nghiên cứu và Phát triển (R&D), gắn liền việc phát triển giáo dục - đào tạo với yêu cầu phát triển các công ty, tập đoàn. Bên cạnh đó, cần đào tạo bổi dưỡng
đội ngũ cán bộ, công nhân viên có khả năng tiếp cận với công nghệ, thiết bị hiện
đại, kịp thồi xử lý nắm bắt thông tin công nghệ của các tập đoàn nước ngoài, tăng
cưồng hình thức liên kết với nước ngoài trong đào tạo cán bộ, lao động kỹ thuật....
1.6. Xây dựng hệ thống tiêu chí cùa một tập đoàn phù họp với điêu kiện của rừng ngành và lĩnh vực kinh tếcũng như khả năng thực tế cùa mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, do hình thức tập đoàn kinh tế đang còn ở giai đoạn đầu hoạt động với
những tìm tòi, thử nghiệm, chính vì vậy nên các công trình nghiên cứu về tập đoàn
còn chưa nhiều, khái niệm tập đoàn và những đặc điểm, tiêu chí cùa tập đoàn còn
chưa được xác định cụ thể, rõ ràng. Điều nảy dẫn đến hoạt động cùa các tập đoàn chưa thực sự hiệu quả, chưa đề ra được mục tiêu chiến lược phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, chỉ khi nào xây dựng được một hệ thống tiêu chí của một tập đoàn phù hợp với điều kiện từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế cũng như khả 79
Mó hình tập đoàn kinh té'ở mật số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tẻ ở Việt Nam hiện nay
năng thực tế của mỗi doanh nghiệp, mới có thể có những cái nhìn đúng đắn về các tập đoàn, xác định hình mẫu phù hợp cho tập đoàn để phát triển.
1.7. Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, thu Mí đáu tư trục tiếp nước ngoài (FDI) đế phát triển các tập đoàn cũng như những ngành hi trợ
Việc hợp tác kinh tế quốc tế giúp các doanh nghiệp tham gia tích cực vào nền kinh tế toàn cầu với nhiều thuận lợi cũng như thách thức, qua đó tăng cường khọ năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế còn có cơ hội tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ cũng như phương thức quọn lý tiên tiến của các tập đoàn khổng lồ trên thế giới làm những bài học bổ ích cho mình.
2. Đối với bản thân các doanh nghiệp
Trước hết, từ bọn thân các tập đoàn kinh tế phọi tích cực, chù động nâng cao khọ năng cạnh tranh của mình. Là những doanh nghiệp hàng đầu cùa đất nước, tuy nhiên quy m ô của các tập đoàn Việt Nam còn vô cùng nhỏ bé so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành của các nước khác trong khu vực, chưa nói trên thế giới. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần tích cực cọi tiến phương thức quọn lý, cọi tiên hoạt động sọn xuất kinh doanh, chủ động trong hội nhập quốc tế nhằm tiếp thu những kinh nghiệm và thành quọ khoa học kỹ thuật tiên tiến từ nước ngoài.
Thứ hai, cần tiếp tục mở rộng diện cổ phẩn hoa đối với tất cọ các doanh nghiệp, nhằm tạo động lực phát triển làm cho vốn nhà nước tại doanh nghiệp tăng lên và được sử dụng một cách có hiệu quọ, tạo tiền để huy động vốn xã hội vào phát triển doanh nghiệp. Bằng cách này sẽ thay đổi cơ cấu sờ hữu và các quan hệ tổ chức quọn lý bên trong tổng công ty, đến một thời điểm nào đó các doanh nghiệp sẽ phân tách thành các công ty mẹ, công ty con và trở thành các tập đoàn kinh tế theo cách m à các tập đoàn kinh tế trên thế giói được thành lập. Như vậy, có thể thấy rằng việc hình thành tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay vừa phọi kết hợp
80
Mô hỉnh tập đoàn kình tế ỏ một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dụng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay
các nguyên tắc của thị trường, vừa sử dụng một cách chù động, linh hoạt các chính
sách để tác động, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và hoạt động của các tập đoàn.
Thứ ba, các tập đoàn cần coi trọng việc xây dựng chiến lược phát triển sớn
xuất, kinh doanh, tập trung phát triển lĩnh vực sở trường, mũi nhọn của mình, coi
đây là công việc chính, trước khi mờ rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác. Thực tế
ở các nước phát triển, các tập đoàn lớn trước khi mở rộng đầu tu đa ngành, đa lĩnh
vực đều phới phất triển trờ thành những người đi đầu trong lĩnh vục truyền thống
của mình. Điều này giúp các tập đoàn có được chỗ dựa vững chắc, một nguồn vốn
dài hạn để đầu tư phát triển, chứ không trông chờ vào những khoớn vốn đẩu tư
ngắn hạn như từ thị trường chứng khoán hay bất động sớn.
Bên cạnh đó, cần điểu chỉnh kịp thời những hoạt động đầu tư không phù
hợp, hoặc có hiệu quớ đâu tư thấp, tập trung vốn cho các dự án sắp hoàn thành.
Quớn lý chặt chẽ đầu tư vào các lĩnh vục ngân hàng, chứng khoán, bất động sớn...
Thứ tu, tạo sự gắn kết giữa công ty mẹ với các đơn vị thành viên, đặc biệt
về vân đề vốn, công nghệ, tài sớn, đầu tư trên cơ sở gắn liền với quyền hạn, trách
nhiệm và lợi ích, tạo lực hút lẫn nhau trong sự phát triển. Công ty mẹ cần tăng
cương hơn nữa vai trò ớnh hưởng cùa mình đối với các công ty con trong việc phân công sớn xuất, tìmkiếm thị trường và điều phối tài chính giữa các thành viên; bên cạnh những hỗ trợ về thủ tục đáu tư, vay vốn như hiện nay.
Đôi với những đem vị thành viên hoạt động có hiệu quớ, cần phân cấp mạnh
hơn về chức nâng, nhiệm vụ, quyền hạn... Những đơn vị thành viên hoạt động kém
hiệu quớ cần có sự giúp đỡ phù hợp, có thể cơ cấu lại, điều chỉnh chức năng.
Thứ năm, chú trọng đẩy mạnh cõng tác nghiên cứu và phát triển (R&D),
cũng như phát triển nguồn nhân lực, tạo nên những thế mạnh cho bớn thân doanh nghiệp, như tổ chức các cơ sở, trung tâm nghiên cứu về chiến lược kinh tế, chiến
lược tiếp thị, chiến lược R&D, chiến lược chuyển giao khoa học công nghệ cho các 81
Mó hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xảy dựng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay
doanh nghiệp thành viên. Đây không chỉ là công việc riêng cùa nhà nước mà bản thân các tập đoàn cũng cần chủ động tập trung đầu tư. Bài học từ các tập đoàn lớn trên thế giới cho thấy hoạt động R&D đóng góp một phần không nhỏ cho những thành công cùa tập đoàn, và thực tế ở một sồ nước phát triển hiện nay, các tập đoàn lớn, các trường đại học uy tín mới là nơi tập trung đầu tư cho hoạt động R&D
nhiều nhất.
Trong hoàn cảnh hiện nay, khi nguồn nhân lực hiện tại của các Tập đoàn
còn thiếu hụt, nhân sự cấp cao của các Tập đoàn còn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, có thể tiến hành thuê giám đồc chuyên nghiệp điều hành doanh nghiệp. Đây vồn là một trong những nội dung của đổi mới phương thức tổ chức quản lý công ty nhà nước, tuy nhiên việc triển khai vẫn còn chậm. #ến nay mới có ba đơn vị là Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, Tổng công ty thiết bị điện và Công ty vân tải đa phương thức thực hiện thí điểm việc Hội đồng quản trị ký hợp đồng với' Tổng giám đồc. Nguyên nhân là do chưa có chế tài bắt buộc và còn một sồ vuông mắc về cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, tâm lý người được thuê, nhất là mồi quan hệ giữa Chù tịch Hội đổng quản trị và Tổng giám đồc chưa có sự thồng nhất trong quản lý, điểu hành doanh nghiệp.
Thứ sáu, thực hiện sự minh bạch về tài chính, như áp dụng Chuẩn mực kê toán ^uồc tế (IAS) thay vì các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã không còn phù hợp. Một trong những vấn để tồn tại lớn ở các tập đoàn kinh tế cùa chúng ta hiện nay là (ình trạng tham nhũng, xuất phát từ sự thiếu minh bạch về mặt tài chính. Với việc áp dụng IAS, sẽ có thể tăng thêm tính minh bạch trong các báo cáo tài chính l ùa tập (loàn kinh tế theo những tiêu chuẩn quồc tế. Qua đó sẽ làm hạn chế tình
tỊạng th;\m nhũng diễn ra trong các tập đoàn và làm tăng thêm tính minh bạch để tí^n tới lịịêm yết cổ phiếu cùa các tập đoàn kinh tế ra thị trường chứng khoán quồc tê
82
Mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kỉnh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
Với bề dày hàng trăm năm tồn tại và phát triển, các tập đoàn kinh tế, các