Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)

2.1. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ liên kết kinh tế

Nhìn chung tập đoàn kinh doanh là một hình thầc tổ chầc kinh tế lỏng vì phần lớn chúng không có tư cách pháp nhân. Trong tập đoàn luôn có một công ty mẹ và các công ty thành viên, các công ty này luôn giữ tính độc lập về mặt pháp lý. Mối quan hệ giữa các thành viên chủ yếu dựa trên lợi ích kinh tế được điều khiển bởi các hợp đồng hoặc thỏa thuận kinh tế, là cơ sờ cho sự phối hợp hành động, phát huy sầc mạnh thống nhất của cả tập đoàn.

Giữa công ty mẹ và các công ty thành viên tồn tại mối quan hệ phụ thuộc, hô trợ về mặt chiến lược, tài chính, tín dụng. Mục tiêu của các công ty thành viên phải thống nhất với mục tiêu chung của cả tập đoàn. Đây là điểu kiện tiên quyết để một tập đoàn tồn tại và phát triển vững mạnh - lợi ích cùa từng thành viên phải thống nhất với lợi ích chung cùa cả tập đoàn.

2.2. Phương thức quàn lý

Hầu hết các tập đoàn đểu theo đuổi m ô hình quản lý theo kiểu phi tập trung hóa, với Ì ban quản trị chung để quản lý tập đoàn và trụ sở thường nằm ở công ty mẹ. Các ban quản trị này thường được hình thành theo nguyên tắc số vốn cổ đông đóng góp của các thành viên. Ban quản trị tập đoàn thường chỉ kiểm soát về mặt tài chính, chiến lược dầu tư thông qua sử dụng các đòn bẩy kinh tế, còn các thành viên hoàn toàn tự chù trong các quyết định sản xuất kinh doanh cùa mình. ở các công ty thành viên có ban quản trị và ban giám đốc riêng để lãnh đạo, quản lý và điều hành 53

Mó hình tập đoàn kinh tế ỏ một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xảy dựng tập đoàn kinh tẻ ở Việt Nam hiện nay

các hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty đó. Kiểu quản lý này vừa phát huy được tính năng động tự chủ của các công ty thành viên, vừa tạo sự thống nhất chung trong toàn tập đoàn.

2.3. Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là một trong những nhân tố tiên quyết trong thành công của các tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn muốn thành công thì điều kiện cần là phải xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn, hài hòa giữa lợi ích chung của cả tập đoàn với lợi ích của các công ty thành viên. Chiến lược này thưổng được soạn thảo từ trung tâm đầu não của tập đoàn và thực hiện thống nhất trong tất cả các thành viên. Chiến lược chung cùa tập đoàn thông thưổng tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh và nghiên cứu, triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới. Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa có ý nghĩa tạo sự thống nhất tập trung tăng cưổng sức mạnh chung theo định hướng, lại vừa tạo nên sự linh hoạt, năng động của các công ty thành viên trong việc lựa chọn phương hướng mục tiêu chiến lược phát triển của riêng mình. Một mật, chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới thông qua huy động sức mạnh tài chính và các nguồn lực của cả tập đoàn tập trung vào các lĩnh vục then chốt có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trưổng, củng cố và nâng cao danh tiếng và uy tín tập đoàn và của mọi công ty thành viên. Mặt khác, nhổ có một định hướng chung, các công ty thành viên chủ động xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với môi trưổng và điều kiện cụ thể trong từng ngành, từng khu vực thị trưổng trong sự kết hợp hài hòa với chiến lược chung của tập đoàn. Chiến lược của tập đoàn là một căn cứ định hướng có hiệu quả trong việc xác định mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh cùa mọi công ty thành viên. Có thể nêu ra một số yếu tố mà các tập đoàn cần tập trung thực hiện để mang lại chiến lược kinh doanh thành công:

54

Mô hỉnh tập đoàn kình tế ở mội số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dụng tập đoàn kinh tê ở Việt Nam hiện nay

• Nghiên cứu, phân tích nhu cầu của thị trường và nhận biết xu hướng biến

đổi của nó. Trong nền kinh tế năng động như hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt từ

nhiều đối thù lớn, việc các tập đoàn xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên sự nắm bắt kịp thời xu hướng thị trường sẽ là một điều kiện cần đả dẫn tói thành công.

• Chính sách phát triản kinh tế của chính phủ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh hay giai đoạn nào thì chính sách cùa chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triản của các tập đoàn. Khi chiến lược kinh doanh của các tập đoàn phù hợp với định hướng của chính phủ, nó sẽ góp phần tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triản kinh tế của nước đó, qua đó nhận được sự ưu đãi, hỗ trợ về nhiều mặt cùa nhà nước. Các tập đoàn đều cố gắng đưa ra chiến lược kinh doanh đón đầu và phục vụ những phương hướng phát triản kinh tế xã hội của chính phủ đề ra. Các tập đoàn kinh tế ở Hàn Quốc là một ví dụ điản hình trong việc kết hợp hài hòa giữa thực hiện mục tiêu chiến lược của tập đoàn với lợi ích chung của đất nước.

• Tinh hình cạnh tranh trong và ngoài nước. Dù muốn hay không thì các tập đoàn nhỏ hơn, ở những nước kém phát triản hơn cũng phải đối đầu với những thách thức, cạnh tranh từ những đối thủ lớn đến từ các nước phát triản. Chính vì vậy, muốn tổn tại và phát triản, họ phải tìm ra những lợi thế cho mình đả đả ra chiến

lược kinh doanh thích hợp theo hướng phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình. Và đả tìm ra lợi thế của mình thì điều quan trọng là phải nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, cũng như đánh giá đúng điảm mạnh, điảm yếu của mình.

2.4. Nguyên tắc hoại động trong nội bộ tập đoàn

Đối với bất cứ tập đoàn nào thì mục tiêu cao nhất cũng là tối đa hóa lợi nhuận, và đây cũng là yếu tố quyết định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm hạn chế sự cạnh tranh trong nội bộ tập đoàn, giữa cấc công ty thành viên thường có các thỏa thuận về việc phân chia thị trường tiêu thụ. Ngày nay, các nước thường đưa ra những quy định cấm những thỏa thuận về giá cả vì chúng dẫn đến

55

Mỏ hình tập đoàn kinh tế ở mật số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh té ở Việt Nam hiện nay

hạn chế cạnh tranh, nên các công ty thành viên được tự do xác định giá cả. Cạnh tranh trong nội bộ các thành viên được hạn chế tối đa thông qua việc phân công chuyên môn hóa.

Các công ty thành viên cũng được chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng nguồn vốn tự có của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn không có quyền can thiệp vào nguồn lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đó. Nguồn vốn vay từ tập đoàn phải được tập đoàn thông qua vê mục tiêu vay vốn, phương án đẩu tư và phải trả lãi suất theo quy định của tập đoàn, tất nhiên là một mầc lãi suất ưu đãi. Những dự án có phương hướng đầu tư phát triển phù hợp với phương hướng chiến lược của tập đoàn sẽ được đặt lên mầc ưu tiên hàng đẩu. Quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và các công ty thành viên chủ yếu là quan hệ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phẩn chung của tập đoàn. Các công ty thành viên đểu được hường lãi suất từ việc cho vay vốn này theo tỳ lệ vốn đóng góp. Để thành lập chầc năng này, các tập đoàn thường thành lập một Holding Company, hoạt động như một công ty tài chính chung cùa cả tập đoàn chầ không quan tâm đến các hoạt động sản xuất.

Nguồn vốn có được từ tự tích lũy có vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn chủ yếu đầu tư cho việc mở rộng quy m ô cùa tập đoàn. Tập đoàn không chỉ đóng vai trò tập trung mà còn điếu hòa nguồn vốn giữa các công ty thành viên sao cho có hiệu quả nhất. Các hoạt động đầu tư, huy động vốn được giao cho Holding Company thực hiện. Trong nhiều trường hợp, ngoài nguồn vốn cổ phần đóng góp, tập đoàn còn có thể vay vốn từ các công ty thành viên theo lãi suất thỏa thuận. Ngoài ra, tập đoàn còn có thể vay vốn từ ngân hàng hoặc phát hành tín phiếu, trái phiếu để đầu tư vào những lĩnh vực có khả nâng mang lại lợi nhuận cao.

Các tập đoàn ở các nước công nghiệp mới đã phát triển rất nhanh nhờ tích cực thu hút, huy động được nguồn vốn, công nghệ, kỹ nâng quản lý và thị trường

56

Mỏ hình tập đoàn kinh tế ở mật số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh té ở Việt Nam hiện nay

nước ngoài thông qua việc hình thành các công ty con, công ty cháu là những liên doanh với các công ty xuyên quốc gia nước ngoài.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp mô hình tập đoàn kinh tế ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng tập đoàn kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)