Hồn thiện hệ thống pháp luật về phịng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

Thứ nhất, để khắc phục tình trạng các quy định của Luật Phịng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định vừa thừa vừa thiếu các hành vi bạo lực gia đình, đồng thời nếu xuất hiện các hành vi bạo lực gia đình mới trong tương lai thì cũng cĩ thể điều chỉnh được mà khơng cần phải sửa Luật, tác giả cho rằng nên quy định các hành vi bạo lực gia đình tại Điều 3 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình 2007 theo hướng khái quát, chia ra bốn loại bạo lực bao gồm: Bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh

thần, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục. Các hành vi cụ thể cần được hướng dẫn ở các văn bản dưới luật.

Thứ hai, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình cần xác định rõ mức độ thế nào thì được xem là hành vi bạo lực và hành vi phạm tội, mức độ nào của hành vi đánh mắng con cháu thường ngày là dạy bảo hoặc là hành vi bạo lực gia đình. Trong đĩ cần quy định cụ thể khơng khuyến khích việc đánh mắng con cháu để tránh trường hợp ngộ nhận.

Thứ ba, Luật Phịng, chống bạo lực gia đình 2007 cần làm rõ khái niệm nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt cá nhân, theo tác giả nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của cá nhân là những nhu cầu sinh hoạt thơng thường về ăn, mặc, ở, học hành và những nhu cầu sinh hoạt thơng thường khác cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Bên cạnh đĩ, nếu Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 vẫn giữ nguyên quy định hỗ trợ cho nạn nhân bạo lực gia đình các nhu cầu thiết yếu thì cần quy định thêm về nguồn kinh phí và trách nhiệm của các cơ quan trong việc hỗ trợ họ.

Thứ tư, xem xét sửa đổi quy định về cấm tiếp xúc trong Luật Phịng, chống bạo lực gia đình 2007

Việc quy định biện pháp cấm tiếp xúc là yêu cầu của thực tiễn, phù hợp đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những điều ước mà Việt Nam là thành viên. Biện pháp này nhằm mục đích bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc; đồng thời giúp cho các bên cĩ thời gian bình tĩnh xem xét lại hành vi của mình và cũng là biện pháp răn đe người cĩ hành vi bạo lực. Tuy nhiên, cần phải chỉnh lí thời gian quy định tại Điều 20 Luật Phịng, chống bạo lực gia đình năm 2007 theo hướng bỏ quy định được tiếp xúc trong thời hạn ba ngày mà quy định thời gian dài hơn, chẳng hạn từ sáu tháng đến mười hai tháng nhằm bảo đảm tính khả thi của quy phạm pháp luật.

Thứ năm, một số giải pháp khác nhằm hồn thiện hệ thống pháp luật

Cần xem xét đến biện pháp phạt tiền, trong một số trường hợp cụ thể cĩ thể thay thế chế tài phạt tiền bằng chế tài lao động cơng ích trong xử lý vi phạm hành

chính trong phịng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này cĩ tính khả thi cao hơn vì nĩ cĩ ý nghĩa giáo dục tích cực với người cĩ hành vi bạo lực, đồng thời khơng ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Hơn thế nữa, biện pháp này cịn cĩ giáo dục tích cực đối với những cá nhân khác: họ khơng muốn phải chịu hình thức xử phạt cơng khai, cĩ nhiều người biết tới như vậy, nên sẽ cố gắng tránh bằng cách khơng thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng biện pháp này cịn khá mới ở Việt Nam, nên cĩ thể quy định một cách mềm dẻo: chỉ áp dụng bắt buộc với người cĩ hành vi tái phạm; tính thời gian lao động cơng ích tương đương với số tiền phạt; tiến hành lao động cơng ích trong các cơ sở kinh tế nhất định. Tuy nhiên, nếu đã bị áp dụng hình thức xử phạt này thì khơng được cho phép thay thế bằng phạt tiền để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Một phần của tài liệu pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình đối với trẻ em - thực tiễn tại thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)