Các cam kết giảm thuế thực hiện AFTA của Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 28 - 29)

II. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTA Ở VIỆT NAM.

3. Nội dung cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam

3.1 Các cam kết giảm thuế thực hiện AFTA của Việt Nam

Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định CEPT trong khuôn khổ AFTA đã được ký kết ngày 15/12/1995 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAn lần thứ 5, tổ chức tại Bangkok. Ký kết nghị định thư này, Việt Nam phải tuân thủ và nghiêm túc điều khoản đã cam kết. Các cam kết tham gia AFTA, thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT của Việt Nam này nhìn chung giống các cam kết của các quốc gia thành viên ASEAN khác như đã trình bày ở chương I. Chỉ có một sự khác biệt là Việt Nam có thời hạn hoàn thành các cam kết chậm hơn các nước thành viên khác để có thể khắc phục những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế của mình.

Các nghĩa vụ và cam kết chủ yếu hiện nay của Việt Nam theo AFTA là thực hiện:

- Quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Việt nam và các thành viên ASEAN dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Đồng thời, phải cung cấp thông tin có liên quan về cơ chế thương mại của mình khi ASEAN yêu cầu.

- Giảm thuế theo chương trình CEPT. Phân loại các sản phẩm vào 4 Danh mục gồm danh mục giảm thuế ngay (IL), Danh mục loại trừ tạm thời (TEL), Danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). Chuẩn bị lịch trình giảm thuế đến năm 2006 và ban hành các quy định thực hiện.

Cụ thể hơn là:

* Chuẩn bị Danh mục các hàng hoá giảm thuế ngay (IL). Các mặt hàng này sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết thúc vào 1/1/2006 với thuế xuất 0 - 5 %. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0 - 5% vào 2003.

* Hàng năm chuyển 20% các mặt hàng thuộc Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) sang Danh mục giảm thuế (IL), thực hiện trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003. Sau khi được đưa vào IL, các hàng hoá này phải được giảm thuế chạm nhất là 2,3 năm một lần, mỗi lần không dưới 5%.

* Đệ trình danh mục các mặt hàng loại trừ hoàn toàn (GEL)

- Giảm thuế theo chương trình CEPT đối với các mặt hàng nông sản chưa chế biến. Các yêu cầu thực hiện tương tự như trên ngoại trừ khác biệt về khung thời gian và thêm Danh mục các hàng hoá nhạy cảm theo CEPT.

- Chuẩn bị Danh mục các mặt hàng UASPs để thực hiện thuế bắt đầu từ 1/1/1996 và kết thúc vào năm 2006 với thuế suất từ 0 - 5%.

- Hàng năm chuyển các mặt hàng USPs thuộc Danh mục TEL sang Danh mục IL, thực hiện trong vòng 7 năm, từ 1/1/2000 sang 1/1/2006.

- Đệ trình Danh mục các mặt hàng UPAs nhạy cảm (SL) và lịch trình giảm thuế của chúng mình.

- Đệ trình Danh mục các mặt hàng UAPs loại trừ hoàn toàn theo CEPT.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w