Đẩy nhanh tiến trình thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 48 - 50)

II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH:

2. Những biện pháp hướng tới nhằm thúc đẩy thực hiện CEPT/AFTA 1 Cải cách cơ cấu thuế xuất nhập khẩu

2.4. Đẩy nhanh tiến trình thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT.

Theo tính toán của Bộ tài chính thì thuế suất bình quân cho các mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam hiện là 13%. Nếu từ nay đến 2003 giảm xuống còn 5% thì mức thu ngân sách chỉ giảm 8%, hơn nữa mức giảm này chỉ áp dụng cho khoảng 50% số hàng nhập khẩu, do vậy sẽ không lớn. Vậy là phương án hoàn thành cắt giam thuế quan theo CEPT vào năm 2003 sớm hơn phương án 2006 nhưng không gây tác hại gì lớn. Nhưng những lợi ích mà phương án 2003 mang lại cho Việt Nam sẽ lớn hơn.

Trước hết, các cơ sở sản xuất do chịu áp lực sinh tồn căng thẳng, quyết liệt từ sự tác động của cải cách thuế sẽ khẩn trương nâng cao năng suất và chất lượng, thay

đổi mẫu mã hàng hoá để đối phó có hiệu quả với việc giảm dần thuế quan bảo hộ, bắt kịp với thuế thương trường cạnh tranh của các đối thủ láng giềng và sau đó là với tất cả các nước trên thế giới.

Thư hai, nếu hoàn thành cắt giảm thuế quan để thực hiện AFTA vào năm 2006 thì các nhà đầu tư sẽ phải có sự lựa chọn: một là đầu tư vào việc để phải chờ tới năm 2006 mới được hưởng những ưu đãi thuế quan do CEPT mang lại nghĩa là quá lâu và kém hiệu quả; hai là đầu tư vào các nước ASEAN khác để có thể hưởng những ưu đãi thuế quan của CEPT ngay từ năm 2000 (tại hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức tổ chức Phuket – Thái lan ngày 8/3/1999, các bộ trưởng kinh tế ASEAN đã nhất trí về phương hướng khẩn trương thực hiện việc giảm thuế quan theo CEPT với khoản thuận sẽ giảm thuế tất cả các loại hàng hoá xuống mức 0 – 5% vào năm 2000 và giảm xuống 0% vào năm 2001. Quy định này chỉ áp dụng cho ASEAN6). Như vậy, Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi so với các nước ASEAN khác và bỏ lỡ thời cơ thu hút đầu tư trực tiếp ngước ngoài.

Đồng thời, trong phạm vi lớn nhất có thể, Việt Nam nên thực hiện cải cách thuế quan trong khuôn khổ AFTA trên cơ sở chế độ MFN, tức là các mức thuế suất thấp sẽ được áp dụng cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ mọi quốc gia. Điều này có thể được giải thích như sau:.

- Thứ nhất, nế thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan đặc biệt với các quốc gia ASEAN, Việt Nam sẽ phải chịu những chi phí không tranh khỏi dưới dạng “ chệch hướng thương mại” và những gánh nặng thủ tục nhập khẩu do phải áp dụng các quy tắc thuế quan khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ hàng hoá nhập khẩu từ nước nào. Có thể lấy một ví dụ về “chệch hướng thương mại” như sau:

“ Giả sử nhu cầu hàng năm đối với lốp xe ô tô mới của Việt Nam ổn định ở mức 962.000chiếc. Coi giá mỗi chiếc lốp không đổi trong hai năm và giá lốp của các nước ASEAN đắ hơn 10. USD so với giá lốp cuả các quốc gia khác trên thế giới và ở mức 100 USD. Với thuế suất trung bình đánh vào mặt hàng lốp xe ô tô năm 1997 và 32,5%, thì Việt Nam trả 87,7% triệu USD cho 963.000 chiếc lốp và Chính phủ thu 28.5 triệu USD tiền thuế. Nhưng khi thuế quan đánh vào mặt hàng lốp ô tô nhập từ ASEAN giảm, ví dụ ở mức 15% với người tiêu dùng Việt Nam giá một chiếc lốp

ôtô nhập từ ASEAN (100USD + 15USD thuế = 115 USD) sẽ rẻ hơn giá sản phẩm cùng loại nhưng nhập từ các nước ngoài ASEAN (90USD + 29,25USD thuế = 119,25USD). Như vậy, chắc chắn số mặt hàng lốp ô tô nhập từ ASEAN sẽ tănglên (350.000 chiếc năm 1998 so với 112.000 chiếc so với năm 1997). Thương mại bị chệch hướng. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện phải bỏ ra một khoản tiền nhiều hơn để chi trả cho cùng một số lượng lốp xe ô tô và thu ngân sách cũng giảm. Đây là những chi phí không tranh khỏi của “thương mại chệch hướng”.

- Lý do thứ hai là hiện tượng các nước ASEAN khác đang nhanh chóng thực hiện tiến trình tự do hoá thương mại đa phương do đó, Việt Nam cần xoá bỏ hàng rào thuế quan thương mại với tất cả các quốc gia trên thế giới trên cơ sở chế độ ưu đãi tối huệ quuốc (MFN) nếu muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình trong khu vực.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w