II. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTA Ở VIỆT NAM.
3. Nội dung cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam
3.3 Thực trạng thực hiện tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan của AFTA (CEPT)
định ưu đãi thuế quan của AFTA (CEPT)
Năm 1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đệ trình Ban Thư ký ASEAN bốn Danh mục hàng hoá, nhưng chưa trình riêng các Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm.
Bảng 4: Các danh mục hàng hoá trong khuôn khổ CEPT của Việt Nam năm 1995
Danh mục hàng hoá Số nhóm mặt hàng chịu thuế
Tỷ lệ phần tră trong tổng số các mặt hàng (%)
Giảm thuế ngay 1633 54.1
Loại trừ tạm thời 1189 39.5
Nhạy cảm 26 0.9
Loại trừ hoàn toàn 165 5.5
Tổng 3013 100
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
Đến năm 1998, các danh mục trong khuôn khổ CEPT của Việt Nam thay đổi do việc phân loại hàng hoá vào các danh mục CEPT và do thực hiện thống nhất biểu thuế quan.
Bảng 5: Danh mục hàng hoá CEPT của Việt Nam năm 1998
Danh mục hàng hoá Tổng số các nhóm hàng chịu thuế
1996 1997 1998
Giảm ngay 857 1497 1661
Loại trừ tạm thời 1189 1143 1317
Nhạy cảm 26 26 26
Loại trừ hoàn toàn 146 146 213
Tổng 2218 2812 3217
Nguồn: Bộ Tài chính và Ban thư ký ASEAN
Từ năm 1996 đến hết năm 2000, năm nào Việt nam cũng công bố danh mục và thuế suất các mặt hàng thực hiện CEPT/AFTA của năm đó. Cho đến 31-12-2000, Vệt nam đã chuyển được 4200 dòng thuế vào thực hiện AFTA. Như vậy trong biểu thuế của Việt nam với tổng số trên 6000 dòng thuế, đến 2003 sẽ phải đưa vào cắt giảm tiếp 1940 dòng thuế còn lại trong danh mục laọi trừ tạm thời vào thực hiện cắt giảm. Để đến năm 2006 sẽ cắt giảm toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA xuống 0- 5%.
Danh mục cắt giảm thuế quan ngay (IL)
Với Việt Nam, tất cả các hàng hoá trong Danh mục giảm thuế ngay phải có thuế suất từ 0,5% vào năm 2006. Trong số quá trình giảm thuế, những hàng hoá có
thuế suất từ 20% trở xuống có thể sẽ được hưởng các ưu đãi theo chương trình CEPT trên cơ sở có đi có lại. Các hàng hoá từ danh mục TEL sẽ được chuyển dần sang danh mục IL.
Việc thực hiện cam kết cải cách thuế qua các mặt hàng trong Danh mục IL của Việt Nam.
Danh mục đầu tiên Việt Nam đệ trình cho Ban thư ký ASEAN năm 1995 cho 1633 nhóm mặt hàng ( chiếm 54,1% tổng các nặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam). Tuy nhiên, vào năm 1996 chỉ có 857 nhóm nặt hàng được đưa và thực hiện giảm thuế và có thêm 640 nhóm mặt hàng vào năm 1997. Do vậy, tổng số các nhóm mặt hàng trong Danh mục này được đưa vào chương trình fiảm năm 1997 là 1497 nhóm. Điều này được giải thích do 136 nhóm mặt hàng còn lại chưa kịp xoá bỏ hạn chế về số lượng theo quy định khi đưa vào IL. Năm 1998, tổng số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan ngay tăng lên gồm 1661 nhóm ( chiếm 51,6% tổng các mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu, thấp hơn mức trung bình của các nước thành viên ASEAN khác là 85%)
Trong hai lần thực hiện CEPT năm 1996 - 1997, thực tế Việt Nam không phải giảm thuế mặt hàng nào trong Danh mục giảm ngay. Năm 1998 Việt Nam mới bắt đầu thực hiện các bước giảm thuế đầu tiên. Đó là hầu hết các mặt hàng trong Danh mục giảm thuế ngay đều đã chó thuế suất từ 0 -5%, như vậy sẽ không cần phải thay đổi thuế suất của các nhóm mặt hàng này và có thể áp dụng ưu đãi theo CEPT ngay. Còn những nhóm mặt hàng có thuế suất cao hơn 5% là những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu hay ít ý nghĩa kinh tế.
Năm 2001 đã đưa vào cắt giảm ngay 730 dòng thuế, trong đó khoảng 65% số dòng thuế đạt thuế suất 0%. Số còn lại sẽ được cắt giảm đến hết năm 2003. Những mặt hàng thuộc danh mục cắt giảm ngay có thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống còn 20% trong năm 2001. Những mặt hàng có thuế suất từ 20% trở xuống sẽ giảm còn 0-5% vào năm 2003.
Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
Khi chuẩn bị và đệ trình lịch trình giảm thuế các mặt hàng trong Danh mục TEL của mình, Việt Nam phải cân nhắc về quy định của các thành viên ASEAN vào
tháng 9/1996 là những mặt hàng sau khi chuyển sang Danh mục IL phải thực hiện giảm thuế ít nhất là 3 năm một lần. Quy định này được đưa ra nhằm ngăn cản các nước trì hoãn việc giảm thuế cho đến cuối thời hạn phải hoàn thành AFTA. Có sản phẩm UAPs thuộc diện trừ tạm thời sẽ được chuyển dần sang IL từ 1/1/2000 và kết thúc vào 1/1/2006. Các sản phẩm UAPs loại trừ tạm thời của Việt Nam hiện nay đều nằm trong Danh mục TEL chung.
Việc thực hiện các cam kết theo CEPT đối với các mặt hàng thuộc danh mục TEL của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến các mặt hàng trong Danh mục TEL. Năm 1998, Việt Nam đệ trình cho Ban thư ký ASEAN Danh mục TEL của mình gồm 1317 hay 40,9% tổng nhóm các mặt hàng chịu thuế. Hầu hết các mặt hàng thuộc TEL là hàng tiêu dùng và hàng mang tính chiến lược quan trọng như xi măng, phân bón, bột giấy và giấy. Phần lớn các mặt hàng này đều được bảo hộ bằng hạn chế định lượng và rào hàng phi thuế quan.
Có hai vấn đề vương mắc liên quan đến Danh mục TEL là: Các nhóm mặt hàng nào sẽ được chuyển sang Danh mục IL trong mỗi năm từ 1999 đến 2003? Và Tiến trình giảm thuế tiếp theo xuống còn mức 0 - 5% vào năm 2006 sẽ như thế nào? Co ba câu trả lời là tiếp trình giảm thuế tiếp theo sẽ được thực hiện sớm ( giảm trước), thực hiện dần dần hoặc trì hoãn đến những năm cuối của thời hạn cho phép ( giảm sau). Nếu lựa chọn cách giải sau thì có thể duy trì đợc khả năng bảo hộ các ngành trong nước và giữ được nguồn thuế thu được từ các mặt hàng nhập khẩu trong khuôn khổ AFTA thêm vài năm so với hai cách còn lại. Nhưng phương thức này sẽ đi ngược lại quy định của ASEAN là phải giảm thuế ít nhất 3 năm một lần sau khi chuyển sang IL. Đồng thời điều này cũng có thể gây sự giảm sút mạnh khoản thu ngân sách từ thuế trong những năm cuoió, do đó kéo theo sự giảm sút khả năng trợ giúp của Chính phủ cho các ngành sản xuất trong nước làm cho các doanh nghiệp trong nước sẽ khó khăn để hoạt động hiệu quả, thích nghi với môi trường cạnh tranh. Qua phân tích này, có lẽ phương pháp cắt giảm thuế quan dần dần là tốt hơn cả vì thời gian cải cách và thích nghi sẽ lâu hơn.
Theo các quan chức chính phủ Việt Nam, các trì hoãn liên quan Danh mục TEL của Việt Nam trong những năm vừa qua chủ yếu là do việc thực hiện thống nhất thuế của Việt Nam với thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan ASEAN Một điều mà Chính phủ Việt Nam cần thực hiện không chậm trễ là thông báo rộng rãi quyết định của mình về kế hoạch giảm thuế chi tiết các mặt hàng thuộc Danh mục TEL. Điều này sẽ làm các nhà sản xuất có thể các các nhà đầu tư tin tưởng vào cam kết thực hiện kế hoạch CEPT của Chính phủ. Nếu không lượng đầu tư sẽ trở nên khiêm tốn do họ nghĩ rằng sự bảo hộ vẫn được duy trì.
Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến được loại trừ tạm thời được đệ trình chung trong Danh mục TEL gửi cho Ban thư ký ASEAN. HIện nay chưa có Danh mục các mặt hàng UPAs riêng nhưng Việt Nam cần thực hiện điều này nếu muốn hưởng lịch trình cắt giảm thuế quan chậm hơn có sẵn của ASEAN cho các sản phẩm UPAs.
Danh mục các mặt hàng sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL) Các mặt hàng trong Danh mục này phải chuyển dần sang Danh mục IL từ 1/1/2004 (có sự linh hoạt nhất định nhưng không được quá 1/1/2006) và kết thúc vào 1/1/2013 ( chậm hơn 3 năm so với các nước thành viên ASEAN khác).
Việc thực hiện cam kết theo CEPT đối với các mặt hàng thuộc Danh mục IL của Việt Nam:
Danh mục sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm của Việt Nam gồm 26 nhóm mặt hàng theo như bản đệ trình Ban thư ký ASEAN. Các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm gồm thịt và các sản phẩm động vật khác, gia cầm, trứng, hoa quả, gạo lứtt.
Hiện nay, đối với mặt hàng nông sản nhạy cảm và nhạy cảm cao, Việt Nam sẽ bắt đầu cắt giảm vào đầu năm 2004, hoàn thành vào năm 2013 với thuế suất 0- 5%.
Danh mục loại trừ hoàn toàn; (GEL)
Các hàng hoá trong Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL) không phải thực hiện bất kỳ biện pháp tự do hoá thương mại nào theo CEPT. Do sao các nước ASEAN
cũng quy định hai nguyên tắc quan trọng nhằm kiểm soát các mặt hàng thuộc Danh mục GEL:
- Các điều khoản loại trừ không được sử dụng để bảo hộ các ngành sản xuất và giữ ổn định thu ngân sách từ thuế.
- Danh mục GEL phải ngắn hơn Danh mục GEL mà WTO áp dụng.
Thực hiện của Việt Nam
Danh mục GEL của Việt Nam gồm 213 nhóm mặt hàng, chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, nhiều nhất trong các quốcgia ASEAN. Các quốc gia ASEAN khác có khoảng từ 0,3% đến 3,3% tổng số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khậu thuộc Danh mục GEL. Lý do cho điều này là Danh mục GEL của Việt Nam có một số mặt hàng không hoàn toàn thoả mãn các tiêu chí để được nằm trong GEL. Các mặt hàng như ô tô và xe máy cũng như các phương tiện vận tải có động cơ khác HS – 87) nằm trong GEL là do nhằm “ bảo vệ môi trường” Các loại xăng dầu (HS – 27) được liệt kê trong Danh mục GEL để “ bảo dảm an ninh quốc phòng”, trong khi bia rượu (HS – 22) được thêm vào nhằm bảo vệ “ đời sống và sức khoẻ của thực vật và động vật” Các mặt hàng trong Danh mục GEL của Việt Nam đều có tầm quan trọng về kinh tế rất cao trong lĩnh vực thương mại và thu nhập của NSNN.
Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện việc xem xét lại Danh mục GEL của mình để đảm bảo nó hoàn toàn phù hợp với điều khoản của Hiệp định .
Hiện có 139 dòng thuế thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn, gồm các mặt hàng thuốc lá, rượu, xăng dầu, ôtô, xe máy, các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu .
Lịch trình cắt giảm thuế quan trên đây để áp dụng theo AFTA được xây dựng trên cơ sở phân loại các nhóm mặt hàng, dựa trên khả năng cạnh tranh của từng ngành. Đồng thời lịch trình này cũng là cơ sở để định hướng xây dựng các thoả thuận thuế quan trong vòng đàm phán gia nhập WTO.
Việt nam được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi CEPT 0-5% và hệ thống ưu đãi hội nhập ASIP từ ngày 1/1/2002. Kể từ ngày 1/1/2002, 6 nước gia nhập ASEAN trước (ASEAN 6) gồm: Brunei, Inđônêxia, Malaysia, Philipin, và Thái Lan đã hoàn thành việc cắt giảm thuế trong AFTA và áp dụng mức thuế suất nhập khẩu từ 0% tới 5% đối với hầu hết các mặt hàng có xuất xứ từ các nươcs ASEAN. Riêng Singapore, thuế suất nhập khẩu đã cắt giảm xuống còn 0%. Điều này mang lại thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt nam: Mở rộng diện mặt hàng được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi từ 0-5% mà không phải đợi đến thời điểm 1/1/2006 khi Việt nam hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5%. Do đó khả năng cạnh tranh hàng hoá của Viẹt nam xuất khẩu sang các nước ASEAN có thể sẽ cao hơn so với các mặt hàng cùng loại được nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN.
Theo ước tính của Bộ thương mại tổng lượng xuất khẩu của Việt nam sang ASEAN dùng C/O Form D chỉ chiếm khoảng 0,1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang ASEAN. Riêng năm 2001 hàng hoá xuất khẩu sang các nước ASEAN sử dụng form D đã có những tiến bộ đáng kể, hơn 1800 bộ form ddươc cáp với tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu gần 49,2 triệu USD , tăng 50% so với năm 2000.
Từ thời điểm 1/1/2002 Brunei sẽ dàh 1 mặt hàng, Indonêsia dành 50 mặt hàng, Malaysia dành 173 mặt hàng và Thái Lan dành 19 mặt hànghưởng AISP cho Việt nam. Các mặt hàng này sẽ được hưởng ngay mức thuế 0-5% khi các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu hàng hoá sang ASEAN –6 mà không phải đợi đến khi chuyển vào Danh mục cắt giảm thuế ngay(IL) và cắt giảm thuế bằng hoặc thấp hơn 20%.
Như vậy, diện các mặt hàng xuất khẩu hưởg thuế suất ưu đãi được mở rộng và các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng cường xuất khẩu sang các nước ASEAN hơn