Mặt hàng nông sản

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 53 - 57)

III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:

1.Mặt hàng nông sản

Thế mạnh về các mặt hàng nông sản của ta chủ yếu là nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi. Các nhóm mặt hàng nông sản chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu được sang các nước trong khu vực và trên thế giới gồm: gạo, chè, điều, cà phê, rau quả, hạt

tiêu, thịt lợn. Dự kiến thời điểm đưa vào thực hiện giảm thuế đối với các mặt hàng thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp như sau:

1.1. Cà phê:

Là mặt hàng có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Việt Nam có lợi thế về điều kiện đất đai, con người, giống cây trồng nên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cà phê cho thị trường quốc tế. Tuy nhiên, năng lực chế biến của ta còn thấp, công nghệ chế biến lạc hậu nên mới chỉ phát huy mạnh ở khâu xuất khẩu cà phê hạt (dạng thô và sơ chế) còn các sản phẩm cà phê chế biến chưa có sức cạnh tranh cao, chiếm tỷ trọng thấp trong xuất khẩu.

Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta, mặt hàng cà phê hạt có thuế suất nhập khẩu tương đối thấp (20% còn những mặt hàng cà phê đã qua chế biến thì mức thuế suất nhập khẩu cao hơn (50%).

Trên thực tế, các nước ASEAN gần như là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Nếu tham gia thực hiện CEPT, Việt Nam có thể không lo ngại cạnh tranh của các nước ASEAN trong xuất khẩu cà phê hạt nhưng khó có thể cạnh tranh với cà phê chế biến của các nước này. Xét trên giác độ tăng cường xuất khẩu trong ASEAN, trừ nước thành viên mới ủa ASEAN (Lào đưa mặt hàng cà phê vào cắt giảm xong với mức thuế suất CEPT còn rất cao, Campuchia và Myanmar xếp mặt hàng cà phê vào Danh mục loại trừ tạm thời), còn các nước thành viên cũ của ASEAn đều đã đưa mặt hàng cà phê vào cắt giảm theo CEPT/AFTA, do vậy Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình ở các nước ASEAN.

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA

- Sản phẩm cà phê hạt (nhóm 0901): Đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước.

- Sản phẩm cà phê chế biến sẵn ( phân bón 2101.11): 2003.

1.2. Điều:

Nhân điều là sản phẩm có khả năng cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 95% sản lượng. Tuy nhiên, do còn yếu kém trong các khâu giống cây trồng, thâm canh, chăm sóc nên năng suất còn thấp, chất lượng hạt thô chưa cao. Về chế biến, mới dừng lại ở sản phẩm nhân điều sơ chế chủ yếu. Trong biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam, các sản phẩm từ hạt điêu (thô và chế biến)

Đều có mức thuế suất cao (30%,40%,50%)

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA

- Hạt điều thô (0801.31.00 và 0801.32.00): đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước.

- Hạt điều chế biến (2008.19.10): 2003

Mặc dù là sản phẩm có sản lượng cao, xuất khẩu nhiều nhưng năng suất lúa gạo của ta mới đạt trung bình của thế giới, chất lượng thấp và gạo chưa đều, các khâu chế biến chưa tốt nên khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo quốc tế còn có những hạn chế về mặt giá cả cũng như các dịch vụ đi kèm. Trong biểu thuế nhập khâủ của ta, chỉ có mặt hàng thóc làm giống có thuế suất nhập khẩu thấp ( 0%), còn các dạng gạo khác đều có mức thuế suất nhập khẩu cao ( 30%).

Hiện nay, trong ASEAN, có Malaysia, Philippines và Indonesia xếp mặt hàng gạo vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao – tức là chỉ bắt đầu đưa vào cắt giảm từ 2010 và kết thúc năm 2020, chỉ trừ có Thái Lan đã xếp gạo vào danh mục cắt giảm ngày và Singapore đã có thuế nhập khẩu ở mức 0%. Do vậy, tuy Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu gạo song khó có thể được hưởng ưu đãi thuế quan CEPT từ các nước ASEAN trong một vài năm tới.

1.4. Chè:

Ngành chè là ngành có sức cạnh tranh trung bình. Hiện nay mặc dù sản lượng chè có tăng song do thiết bị chế biến lạc hậu nên hao phí lớn, chè thành phẩm có chất lượng không đồng đều, dẫn đến thị trường xuất khẩu của mặt hàng chè hiện nay còn rất hạn chế đều có mức thuế suất nhập khẩu cao ( 50 %).

Hiện nay, tất cả các nước thành viên cũ của ASEAN đều đưa ra mặt hàng chè vào cắt giảm thuế quan với mức thuế suất CEPT rất thấp nên Việt Nam rất có khả năng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu mặt hàng chè sang thị trường các nước này. Để phát huy hơn nữa tiềm năng xuất khẩu củamình, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực chế biến chè của mình hơn nữa.

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA

Các mặt hàng chè chưa chế biến (nhóm 0902 và 0903) và chè chế biến (2101.200.00) đề đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 200 trở về trước.

1.5. Các mặt hàng gỗ chế biến, gỗ ván, gỗ dán nhân tạo

Việt Nam hiện vẫn đang phải nhpạ những mặt hàng gỗ chế biến nói trên, kim ngạch nhập khẩu tương đối lớn từ các nước ASEAN. Do vậy, các mặt hàng này thực hiện đang có mức thuế suất ưu đãi MFN (5%), hoạt động động nhập khẩu chịu sự quản lý của Bộ chuyên ngành. Tuy nhiên, trong tương lai, ta đang có dự án trồng 5 triệu ha rừng làm nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng trên, vì vây, chủ trương sẽ là tiếp tục có biện pháp bảo hộ ngành hàng này, nhất là ngành chế biến gỗ.

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA/.

Theo lịch trình cũ, Các mặt hàng ván nhân tạo, sản phẩm chế biến gỗ và ván nhân tạo ( các nhóm 4410, 4412 vf 4413) phải chuyển vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1999, son cho đến nay vẫn chưa vào thực hiện cắt giảm. Dự kiến sẽ đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003, mức thuế suất đưa vào thực hiện CEPT sẽ bằng mức thuế suất ưu đãi hiện hành tại thời điểm đó.

1.6. Dầu thực vật tinh chế

Dầu thực vật là mặt hàng phục vụ tiêu dùng của nhân dân và là đầu vào của ngành chế biến thực phảam. Mặt hàng dầu thực vật tinh chế thuộc diện hạn chế nhập khẩu từ năm 1999. Việt Nam đã sản xuất được dầu thực vật với số lượng lớn, chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên giá cao hơn giá thế giới từ 35 – 45% do nguyên liệu phải nhập khẩu. Về nguyên vật liệu dầu thô, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN là Malaysia,, Singapore, Thái Lan và Philippin. Mục tiêu đặt ra hiện nay là đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu tinh chế trước hết phải đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy, các mặt hàng dầu thực vật tinh chế sẽ được đưa vào thực hiện cắt giảm theo CEPT/AFTA muộn nhất, vào năm 2003. Trong biểu thuế nhập khẩu hiện hành của ta, mức thuế suất nhập khẩu MFN của dàu thực vật tinh chế tương đối cao (40%)

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA

- Các dạng dầu thô và thành phần của dầu thực vật chưa tinh chế (1507 – 1515): hiện đang có mức thuế suất MFN thấp (chủ yếu là 5%), đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2000 trở về trước.

- Dầu thực vật tinh chế (1507 – 1515): 2003 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.7. Rau quả

Ngành rau quả là ngành hàng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp. Hiện nay do ta còn yếu kém ở khâu chế biến nên mặt hàng rau quả mới chỉ chủ yếu tiêu thụ và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Việt Nam có khả năng tăng cường xuất khẩu rau quả tươi sang các nước ASEAN, Tuy nhiên cần phải nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến các mặt hàng này để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thuế suất nhập khẩu MFN của các mặt hàng rau quả tươi và chế biến này đều ở mức tương đối cao (40%)

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA.

- Rau, củ, hạt (chương 7) và hoa quả tươi (chương 8): Phần lớn các mặt hàng này đã đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2000 trở về trước: riêng nho tơi hoặc khô (nhóm 0806) được đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2001.

- Sản phẩm chế biến từ rau, quả, hạt và các phần khác của cây (chương 20): Theo lịch trình cũ, các nhóm mặt hàng này trước đây được đưa vào thực hiện cắt giảm từ năm 2002. Tuy nhiên, hiện nay, do có sự thay đổi trong quan điểm phát triển và đầu tư sản xuất hàng nên đòi hỏi có sự điều chỉnh thời điểm đưa vào cắt giảm tương ứng. Đối với một số nhóm rau quả chế biến hiện đang có dự án đầu tư có nhu cầu bảo hộ để bảo vệ thị trường trong nước như nhóm 2002 – cà chua chế biến, 2004 – 2005 – các dạng rau khác chế biến, gồm cả khoai tây, 2008 – các dạng quả chế biến, và 2009 – n - ước quả ép và nước rau ép: đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2003. Đối với các nhóm cònlại, gồm 2003 – nấm chế biến, 2006 – 2007 – quả hạch chế biến và mứt quả đông, mứt quả thiều… là những sản phẩm ta không sản

xuát và cũng chưa có kế hoạch đầu tư sản xuất: Đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm2001.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 53 - 57)