Cải cách thuế cần chú ý mục tiêu kích cầu, đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 51 - 52)

II. XU HƯỚNG CẢI CÁCH:

2. Những biện pháp hướng tới nhằm thúc đẩy thực hiện CEPT/AFTA 1 Cải cách cơ cấu thuế xuất nhập khẩu

2.6. Cải cách thuế cần chú ý mục tiêu kích cầu, đảm bảo thúc đẩy sản xuất phát triển.

xuất phát triển.

Một trong các vấn đề mà nhiều nước trong khu vực hiện nay đang phải đối mặt là hiện tượng giảm câù, dẫn tới giảm sản xuất và giảm tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, cải cách thuế quan cần chú ý mục tiêu kích càu. Cụ thể.

- Cải cách thuế quan phải dựa trên khung thuế xuất hơp lý, góp phần hạ giá thành các sản phẩm xuất nhập khẩu gồm cả nguyên liệu đầu vào và hàng tiêu dùng cuốicùng. Trước hết, giá nguyên liệu đầu vào giảm các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cắt giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá tiêu thụ sản phẩm, góp phần kích

thích xuất khẩu. Đồng thời, giá hàng tiêu dùng nhập khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất Việt Nam phải cố gắng tìm cách nâng cao năng suất lao động, tối thiểu hoá chi phí sản xuất, sử dụng hiệu qủ hơn các yếu tố đầu vào đẻ có thể cạnh tranh với hàng hoá nướ ngoài ngay ở thị trường trong nước cũng như ở các thị trường quốc tế. Như vậy, giá thành chung các mặt hàng tiêu thụ trong nước sẽ giảm, nhu cầu tiêu dùng tăng.

- Đối với những cải cách thuế nội địa, khi ban hành một sắc thuế mới như thuế GTGT, cần có phương án xử lý đồng bộ trong quá trình thực hiện thuế, tranh cách làm ăn chắp vá, nhất là những tình trạng đưa ra những quy định theo kiểu “ xem xét xử lý” bở thực tế đây là mọt hình thức xin cho. Theo ý kiến các giám đốc doanh nghiệp Việt Nam, thuế GTGT có ưu điểm là giảm bớt sắc thuế, song khi áp dụng cần phải căn cứ vào thực tế của từng loại hinh sản xuất. Chẳng hạn, việc quy định thuế suất 10% đối với các sản phẩm cơ khí là không hợp lý. Với mức thuế suất này, nhiều công ty cơ khí bị thiệt thòi, thậm chí có thể bị thua lỗ. Tuy gần đây, nhà nước đã cho phép áp dụng mức thuế xuất 5% đối với một số sản phẩm khi như máy động lực, máy công cụ và máy nông nghiệp , nhưng lại nảy sinh hai vấn đề. Một là, thế nào là máy nông nghiệp. Hai là, dù sản phẩm cơ khí loại nào cũng đều phải nhập nguyên liệu để chế tạo và chi phí cho các nguyên công là như nhau. Vậy có nên phân biệt loại chịu thuế 5% loại 10% hay không? Ngoài ra, cũng cần có hướng dãn thi hành cụ thể về một số vấn đề liên quan dến thuế GTGT như mức thuế đối với các nhà cung ứng dịch vụ tạm nhập tái xuất trong nước, quy định về sử dụng “ hoá đơn âm”, xử lý thuế trong trường hợp nhập uỷ thác, hàng thừa thiếu khi giao nhận, vấn đề ghi hoá đơn giảm giá chiết khấu, khuyến mại… góp phần sớm tháo gỡ những vấn đề thực tế nảy sinh trong quá trình thực hiện luật thuế, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt dộng sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đề tài “Thuế quan(Thuế NK) Việt nam trong quá trình hội nhập AFTA”.doc (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w