III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
3. Ngành hàng dệt may
Về lĩnh vực xuất nhập khẩu ngành hàng này, có thể nói các nước ASEAN là những đối thủ cạnh tranh trình của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước. Do vậy, nói chung việc thực hiện CEPT cũng khó đêm lại lợi ích cho các công ty dệt may của Việt Nam trên giác độ tăng cường xuất khẩu. Ngoài ra, cần đề phòng việc các sản phẩm dệt may của các nước ASEAN xâm nhập vào thị trường Việt Nam khi ta đưa ác nhóm mặt hàng này vào thực hiện CEPT/AFTA. Theo biểu thuế hiện hành của ta, ngành hàng dệt may có mức thuế nhập khẩu MEN rất đa dạng: Những mặt hàng nguyên liệu dệt may trong nước cần nhập hiện nay có mức thuế suất MEN thấp (0%), trong khi những mặt hàng may mặc hoặc nguyên liệu trong nước đã sản xuất được có mức thuế suất MEN cao (30%, 40%, 50%)
Trên cơ sở đó, dự kiến lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA đối với các sản phẩm dệt may như sau:
Đối với lĩnh vực sợi ( thuộc các chương 51 – 55): đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 200 trơ về trước. Theo đề nghị của Tổng Công ty Dệt – may, sẽ thực hiện lùi bước cắt giảm tới mức cao nhất có thể được trên cơ sửo tuân thủ quy định của Hiệp định CEPT (tức là duy trì một mức thuế suất tối đưa trong 3 năm roìo mới thực hiện cắt giảm). Riêng đối với sợi pha lông cừu và sợi acrylic, xét giảm thuế xuống thấp hơn nữa do sản xuất trong nước không có, càn thiết nhập khẩu để phục vụ công nghiêp dệt vải.
- Đối với sản phẩm vải ( thuộc chương 51 – 58 -, 60): Theo Lịch trình cũ dự kiến đưa vào cắt giảm từ năm 2002. Tuy nhiên, hiện nay, để phát triển được lĩnh vực may mặc không chỉ dừng lại ở khâu may gia công (nhập nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm), việc phát triển ngành vải của Việt Nam là rấ cần thiết. Do vậy, dự kiến đưa các mặt hàng vải tưực hiện CEPT/AFTA vào năm 2003
- Đối với lĩnh vực hàng may mặc: chủ yếu là gia công xuất khẩu, thị trường trong nước hiện nay chiếm lĩnh với sản phẩm sản xuất từ ‘vải tiết kiệm” nên có giá thành rẻ, người tiêu dùng chấp nhận được. Nguy cơ cạnh tranh chính là từ hàng nhập lậu của Trung Quốc./ Đối với các nước ASEAN, Việt Nam không nhập khẩu mà chủ yếu là cạnh tranh với họ trong xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ và Đông á.
Lịch trình cắt giảm trong CEPT/AFTA.
Các mặt hàng may mặc (chương 61 và chương 62) đã đưa vào thực hiện cắt giảm từ năm 2000 trở về trức, bước cắt giảm lùi nhất theo quy định của Hiệp định CEPT (tức la duy trì mọt mức thuế suất tối đưa trong 3 năm rồi mới thực hiện cắt giảm )