Ưu điểm, hạn chế

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 107)

5. Tài liệu đọc

2.2.7.2.Ưu điểm, hạn chế

Ưu điểm:

+ Huy động được nhiều ý kiến từ cá nhân trong nhóm, giúp nhóm lựa chọn được hay, chất lượng.

+ Phối hợp được hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. + Cần có đủ không gian rộng để hoạt động.

Hạn chế

+ Vừa làm việc cá nhân, vừa hoạt động nhóm cặp đôi, nhóm lớn nên tốn nhiều thời gian, có thể gây ra mất trật tự.

10 Lyman, F. (1981). "The responsive classroom discussion." In Anderson, A. S. (Ed.), Mainstreaming Digest. College Park, MD: University of Maryland College of Education.

11 Schwab, J. H., Gunter, M. A., & Estes, T. H. (1999). Instruction: A Models Approach (3rd ed.). Boston, MA: Allyn & Bacon.

106

+ Nếu định hướng không khéo sẽ gây ra lan man trong quá trình thảo luận.

+ Nếu lựa chọn ý tưởng chung cho nhóm không khéo sẽ làm mất đoàn kết trong nhóm.

2.2.7.3. Ví dụ minh hoạ

Để phát triển NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL nhận thức công nghệ

Khi dạy chủ đề “Công nghệ trong gia đình”, nội dung “Nhà ở” với yêu cầu cần đạt “Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả” (Công nghệ 6, tr. 17).

* Mục tiêu: Phẩm chất

1. Có ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm điện (PC chăm chỉ).

NL chung

2. Tự tìm hiểu các cách tiết kiệm năng lượng trong gia đình (NL tự chủ và tự học).

NL Công nghệ

3. Trình bày được lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng (NL nhận thức công nghệ). 4. Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả (NL nhận thức công nghệ).

* Cách tiến hành:

Bước Giáo viên Học sinh

1. Nêu vấn đề/câu hỏi

Câu hỏi: Hãy nêu các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả.

Câu hỏi kích thích, gợi ý:

Trong gia đình, chúng ta thường sử dụng những loại năng lượng nào? Làm thế nào để sử dụng tiết kiệm các loại năng lượng đó.

Tiếp nhận câu hỏi.

- Suy nghĩ về câu hỏi.

2. Suy nghĩ

- Yêu cầu mỗi cá nhân suy nghĩ trong thời gian 1 phút. Mỗi bạn đưa ra ít nhất 3 ý kiến.

- Từng HS im lặng suy nghĩ và viết nhanh các ý tưởng vào phiếu (ghi bằng mực màu đen). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Cặp đôi

- Chia nhóm cặp đôi.

- Yêu cầu HS chia sẻ ý tưởng, thảo luận, lựa chọn những ý chung, phù hợp.

- Thời gian: 2 phút.

- HS tạo các cặp đôi.

- Chia sẻ ý kiến của mình với bạn.

- Thảo luận: Đồng ý/không không đồng ý; giải thích lí do.

- Thống nhất: chọn ít nhất 3 ý kiến chung, phù hợp, lấy ví dụ minh hoạ và ghi vào phiếu.

107

4. Chia sẻ

- Tạo nhóm lớn: 3 cặp đôi hình thành 1 nhóm.

- Thảo luận trong 3 phút. - Yêu cầu các nhóm trình bày: + Mô tả các biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng (lưu ý biện pháp gắn liền với loại năng lượng). + Giải thích vì sao biện pháp đó lại tiết kiệm được năng lượng? + Làm thế nào để thay đổi thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng của người dân?

- Nhận xét, kết luận.

- Thành lập nhóm 6.

- Chia sẻ ý kiến với nhóm và thảo luận để chọn ra ít nhất 6 ý trọng tâm nhất.

- Đại diện các nhóm lớn trình bày ý kiến, thảo luận.

HS trả lời: +

+ +

- Thống nhất câu trả lời/cách giải quyết.

GV tổng kết ý kiến và chốt ý

2.2.8. Khăn trải bàn (Tablecloths)

Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn.

Hình 2.8. “Khăn trải bàn” dành cho nhóm 4 người

2.2.8.1. Cách tiến hành

HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khổ lớn.

HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm.

Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định.

Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời. Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phần trung tâm của “khăn trải bàn”.

2.2.8.2. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm Ưu điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

108

Thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS trong quá trình học tập theo nhóm.

Huy động được trí tuệ tập thể của nhóm trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

Có công cụ để ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm.

Hạn chế

Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp (giấy khổ lớn, bút lông,…) khi tổ chức hoạt động.

Đòi hỏi thời gian phù hợp để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến trong nhóm.

2.2.8.3. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Công nghệ trong gia đình”, nội dung “Bảo quản và chế biến

thực phẩm.” với yêu cầu cần đạt “Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khoẻ con người.” (Công nghệ 6, tr. 17).

Hoạt động: Tìm hiểu về tên các nhóm thực phẩm và ý nghĩa việc phân chia các nhóm thực phẩm (20 phút)

* Mục tiêu:

Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập

Nhận thức công nghệ: Nhận biết ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đối với sức khoẻ con người.

Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính. Trình bày được tên các nhóm thực phẩm và ý nghĩa việc phân nhóm thực phẩm.

* Nội dung: Tên các nhóm thực phẩm, ý nghĩa phân nhóm thực phẩm.

* Sản phẩm: Bản báo cáo kết quả làm việc thảo luận nhóm (Phiếu học tập số 1)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV yêu cầu HS chia nhóm

- GV phát giấy A0 (hay kích thước khác tuỳ tình hình thực tế của lớp).

- GV phát cho các nhóm thẻ hình ảnh các loại thực phẩm và yêu cầu HS xếp chúng vào 4 nhóm có đặc điểm chung về mặt dinh dưỡng. (Phiếu học tập)

- GV quan sát hoạt động của các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn.

- HS chia nhóm theo 2 bàn (trên dưới)/nhóm (6 nhóm).

- HS hoạt động theo nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).

- HS ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần đã chia trên giấy.

- HS tự viết ý trả lời của mình ra giấy trước khi thảo luận với nhóm.

- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm viết vào phần trung tâm để chuẩn bị báo cáo (gắn các thẻ thực phẩm lên Phiếu học tập

109 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nhận xét, đánh giá chốt lại nội dung kiến thức trong hoạt động này.

Giới thiệu thêm 1 nhóm thực phẩm giàu nước và chất xơ.

bằng băng dính sau đó đính Phiếu học tập lên bảng).

- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích vì sao chia nhóm như vậy.

- Nhóm nhận xét chéo.

- HS ghi lại nội dung chính vào vở.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (A5)

Các em hãy quan sát hình ảnh sau và ghi tên các thực phẩm trong hình theo đúng thứ tự:

1. 5. 9. 13. 17. 21.

2. 6. 10. 14. 18. 22.

3. 7. 11. 15. 19. 23.

4. 8. 12. 16. 20. 24.

2.2.9. Sơ đồ tư duy (Mind map)

Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm hay giản đồ ý) là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính12.

Hình 2.9. Sơ đồ tư duy về chủ đề ”Bữa ăn khoa học”

12 Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier. (2011). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học. Berlin/Hà Nội.

110

2.2.9.1. Cách tiến hành

Chuẩn bị phương tiện và các nội dung liên quan:

+ Đối với sơ đồ tư duy trên giấy: bút lông với ít nhất 5 màu, giấy khổ lớn, keo dính,... + Đối với sơ đồ tư duy trên máy tính: có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như iMindMap, Edraw Mind Map, Xmind,… Ngoài ra, có thể sử dụng một số ứng dụng trực tuyến như Mindmup (mindmup.com), Coggle (coggle.it),…

+ Ngoài ra, cần chuẩn bị trước tên chủ đề, từ khoá và các biểu tượng (icon) để có thể khai thác chủ động và hiệu quả.

Vẽ sơ đồ tư duy:

+ Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

+ Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề. Nên sử dụng từ khoá và viết bằng CHỮ IN HOA. Có thể dùng các biểu tượng để mô tả thuật ngữ, từ khoá để gây hiệu ứng chú ý và ghi nhớ. +Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.

+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo cho đến hết.

Trong dạy học, có thể sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong nhiều tình huống khác nhau. + GV chuẩn bị sơ đồ tư duy và tổ chức cho HS tìm hiểu bài giảng theo trình tự các nhánh nội dung trong sơ đồ tư duy do GV thiết kế. GV cũng có thể yêu cầu HS hoàn thành các nội dung còn khuyết hoặc triển khai thêm dựa trên sơ đồ tư duy do GV cung cấp.

+ GV yêu cầu HS thiết kế sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề; trình bày kết quả thảo luận, nghiên cứu của nhóm hoặc cá nhân; trình bày tổng quan một chủ đề; thu thập sắp xếp ý tưởng; ghi chú bài học...

2.2.9.2. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm

Kích thích sự sáng tạo và tăng hiệu quả tư duy vì sơ đồ tư duy là một công cụ ghi nhận, và sắp xếp các ý tưởng, nội dung một cách nhanh chóng, đa chiều và logic. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dễ dàng bổ sung, phát triển, sắp xếp lại, cấu trúc lại các nội dung.

Tăng khả năng ghi nhớ thông tin khi nội dung được trình bày dưới dạng từ khoá và hình ảnh.

HS có cơ hội luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng; nâng cao khả năng khái quát, tóm tắt, ghi nhớ tiêu điểm.

111

Cần chuẩn bị một số phương tiện dạy học phù hợp như giấy khổ lớn, bút nhiều màu, ...

2.2.9.3. Ví dụ minh hoạ

Khi dạy chủ đề “Công nghiệp và thiết kế kĩ thuật”, nội dung “Kĩ thuật điện” với yêu cầu cần đạt “Lắp ráp được các mạch điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến: mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm.” (Công nghệ 8, tr. 21).

Học sinhsử dụng sơ đồ tư duy để trình bày ý tưởng về vai trò của điện đối với đời sống con người - làm sơ sở đề xuất dự án “Ngôi nhà thông minh”.

Hình thành cho HS năng lực giao tiếp công nghệ; năng lực đánh giá công nghệ.

2.2.10. Kĩ thuật phòng tranh

Kĩ thuật phòng tranh là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS được trưng bày như một phòng triển lãm tranh. HS di chuyển, quan sát các sản phẩm của HS khác, đặt câu hỏi và nêu ra nhận xét hoặc ý kiến góp ý. Sau đó, GV tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.

2.2.10.1. Cách tiến hành

GV giao nhiệm vụ học tập cho cá nhân hoặc nhóm. Có thể thiết kế nhiều nhiệm vụ khác nhau đủ cho các nhóm hoặc có thể lặp lại các nhiệm vụ ở các nhóm khác nhau.

Học sinhsử dụng sơ đồ tư duy để trình bày ý tưởng về vai trò của điện đối với đời sống con người - làm sơ sở đề xuất dự án “Ngôi nhà thông minh” trong dạy học nội dung “Kĩ thuật điện” - Công nghệ 8.

GV:Điện có vai trò như thế nào đối với

cuộc sống con người?

GV: Hãy cùng vẽ một sơ đồ tư duy với

từ ngữ trung tâm là “Điện” để thể hiện vai trò của điện đối với cuộc sống của con người!

►Thảo luận toàn lớp, tìm hiểu vai trò của điện đối với cuộc sống con người, vẽ sơ đồ tư duy.

HS luân phiên lên bảng viết các ý tưởng về vai trò của điện trong đời sống thông qua việc triển khai các nhánh và phân nhánh của từ khoá trung tâm “ĐIỆN”.

Bước 1: Giáo viên vẽ từ khoá trung tâm “ĐIỆN” lên bảng.

Bước 2: Học sinh toàn lớp luân phiên lên bảng triển khai các ý tưởng về vai trò của điện đối với đời sống của con người thành các nhánh chính (chủ đề cấp 1), như vận hành máy móc, giải trí, học tập, sinh hoạt,...

Bước 3: Học sinh tiếp tục lên bảng phát triển các nhánh chính thành các nhánh phụ (chủ đề cấp 2) chi tiết hơn, ví dụ như vận hành quạt điện, tủ lạnh, máy giặt,...

Bước 4: Cứ như thế, học sinh tiếp tục phát triển các chủ đề cấp 2 thành các chủ đề cấp 3,...

112

HS thực hiện nhiệm vụ và trưng bày các sản phẩm học tập như một phòng triển lãm tranh.

HS di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Trong quá trình “xem triển lãm”, HS đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm.

HS quay trở lại vị trí ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và hoàn thành nhiệm vụ học tập của cá nhân hoặc nhóm.

GV tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân hoặc nhóm.

2.2.10.2. Ưu điểm và hạn chế Ưu điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS có cơ hội học hỏi lẫn nhau và phát triển năng lực.

HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

Hạn chế

Tốn không gian phòng học để HS trưng bày sản phẩm học tập và di chuyển theo mô hình mong muốn.

Tốn nhiều thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ học tập

2.2.10.3. Ví dụ minh hoạ

Khi dạy chủ đề “Công nghiệp và thiết kế kĩ thuật”, nội dung “Kĩ thuật điện” với yêu cầu cần đạt “Lắp ráp được các mạch điện điều khiển đơn giản có sử dụng một mô đun cảm biến: mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ và mô đun cảm biến độ ẩm.” (Công nghệ 8, tr. 21).

GV có thể sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho học sinh thảo luận phương án thiết kế các mạch điện thông minh trong gia đình.

Bước1 GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh: Hãy thiết kế các mạch điện thông minh cần lắp đặt trong “Ngôi nhà thông minh”

Bước 2 Học sinh thảo luận nhóm phác thảo sơ đồ các mạch điện thông minh trong ngôi nhà trên giấy A 1 (hoặc trên bảng phụ)

Các nhóm treo các sơ đồ mạch điện vừa phác thảo xung quanh lớp học.

Bước 3 Học sinh cả lớp và giáo viên di chuyển xung quanh lớp học, quan sát các sơ đồ mạch điện của các nhóm và đưa ra nhận xét về sự hợp lí và tính khả thi của các mạch điện. Bước 4 Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận toàn lớp: nhận xét, góp ý cho các nhóm

113

CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Mô tả ngắn gọn “Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt với nội dung dạy học, PP, KTDH

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 107)