Định hướng sử dụng

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 80 - 82)

5. Tài liệu đọc

2.2.1.1. Định hướng sử dụng

- Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kĩ thuật. - Thiết kế kĩ thuật.

- Dạy học dựa trên dự án.

- Dạy học thực hành. - Dạy học Algorit.

2.2. Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong môn Công nghệ

2.2.1. Dạy học dựa trên dự án

Những vấn đề cơ bản của dạy học dựa trên dự án đã được trình bày ở Nội dung 1 (khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng). Trong Nội dung 2 chúng tôi tập trung phân tích trên khía cạnh sử dụng trong môn Công nghệ kèm theo ví dụ minh hoạ.

2.2.1.1. Định hướng sử dụng

Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là phải xác định các mục tiêu/yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực học sinh cần đáp ứng được khi hoàn thành dự án.

Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án:

Giáo viên luôn cần phải nhìn thấy, phát hiện được những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học.

Nhận thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt (ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,...)

Lựa chọn được các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp với mục tiêu của dự án đề ra.

Dạy học dựa trên dự án được sử dụng khá phổ biến trong dạy học, trong đó có môn Công nghệ. Dạy học dựa trên dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học hiện đại như: định hướng vào người học, định hướng hành động, dạy học giải quyết vấn đề và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dựa trên dự án góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực tự chủ và tự học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.

Công nghệ là môn học gắn liền với thực tiễn đời sống, các hoạt động dạy học không chỉ diễn ra trên lớp (lí thuyết, luyện tập, thực hành) mà còn diễn ra ở môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh (thực tế ngoài thiên nhiên; tham quan các cơ sở sản xuất,... ). Do vậy, rất thuận lợi cho việc tổ chức dạy học dựa trên dự

79

án, nhằm tạo điều kiện cho học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng các việc làm cụ thể, khoa học.

Dạy học dựa trên dự án là có nhiều lợi thế trong việc phát triển năng lực nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, thiết kế kĩ thuật. Mặt khác, qua dạy học dựa trên dự án, HS được tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung và các phẩm chất, như yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

Trong môn Công nghệ, dạy học dựa trên dự án được thực hiện qua các nội dung như điều tra, khảo sát, thực hiện theo quy trình công nghệ, thiết kế sản phẩm,… để tìm hiểu thực trạng vấn đề, thành tựu hoặc thực hiện một quy trình công nghệ, thiết kế một sản phẩm ứng dụng. Một số yêu cầu cần đạt có thể tổ chức dạy học dựa trên dự án trong Chương trình môn Công nghệ 2018 như sau:

+ Thực hiện được dự án về rừng và các biện pháp bảo vệ rừng (tìm hiểu khái niệm về rừng, tìm hiểu về vai trò của rừng, tìm hiểu về việc phân loại rừng theo mục đích sử dụng, tìm hiểu một số loại rừng phổ biến ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp bảo vệ rừng).

+ Thực hiện được dự án về an toàn điện (tai nạn điện có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người hay không? Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? Làm thế nào để tránh xảy ra tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện, sửa chữa điện chúng ta cần lưu ý những điều gì?).

+ Thực hành nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây.

+ Thực hiện dự án động cơ đốt trong dùng cho ô tô (tìm hiểu về ô tô, tìm hiểu về động cơ đốt trong trên ô tô, tìm hiểu về nhiệm vụ và phân loại hệ thống truyền lực, tìm hiểu về cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống truyền lực).

Quá trình thực hành làm dự án thường được thực hiện trong thời gian dài, kết hợp các khâu làm việc ở nhà, ngoài tự nhiên với ở lớp. Cần thiết thực hiện theo nhóm, để có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. GV cần giao rõ nhiệm vụ, yêu cầu nhóm HS lập kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ thực hiện, theo dõi sát sao trong quá trình thực hiện để nắm bắt tình hình, điều chỉnh nếu HS làm không đúng hướng. Ở trên lớp là giai đoạn HS báo cáo sản phẩm, thảo luận, giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận. Quá trình thực hiện dự án HS cần giữ lại các minh chứng để làm hồ sơ học tập, nhằm tự đánh giá hoạt động của nhóm và làm cơ sở cho đánh giá đồng đẳng và đánh giá của GV. Cần có tiêu chí đánh giá dự án rõ ràng, cụ thể và phải được công bố từ đầu cho HS.

GV cần lập kế hoạch và tìm hiểu thực tiễn trước khi tổ chức thực hiện dự án để dự kiến những khó khăn, tình huống phát sinh và cách giải quyết, khắc phục. Đồng thời, cần xây dựng hệ thống các biểu mẫu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức HS thực hiện dự án, báo cáo dự án, đánh giá dự án.

80

Việc thực hiện dự án ở ngoài nhà trường rất phức tạp, do đó GV cần có biện pháp quản lí tốt quá trình thực hiện dự án đảm bảo an toàn cho người học và hiệu quả của dự án. Yêu cầu HS tuân thủ các nội quy, quy định của GV, nhà trường và địa phương cũng như nội quy của lớp trong quá trình thực hiện dự án. Cần sự tích hợp công nghệ, đặc biệt là CNTT để việc thực hiện, theo dõi, báo cáo, lưu trữ dự án được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)