Thiết kế tiến trình dạy học một chủ đề

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 134 - 135)

5. Tài liệu đọc

3.3.4.1.Thiết kế tiến trình dạy học một chủ đề

Tiến trình dạy học là trình tự tổ chức các hoạt động dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Các hoạt động này phải đảm bảo theo một trình tự logic nhất định, mỗi hoạt động ứng với một thời gian dự kiến hợp lí.

Mục tiêu học tập của chủ đề là các phẩm chất và năng lực. Năng lực là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ được đặt trong một tình huống nhất định. Để hình thành phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động cơ bản sau:

(1) Hoạt động khởi động/gắn kết/xác định vấn đề cần giải quyết/... (2) Hoạt động tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề.

(3) Hoạt động luyện tập, vận dung. (4) Hoạt động mở rộng.

Các bước thiết kế tiến trình dạy học chủ đề trong môn Công nghệ thể hiện ở bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7. Các bước thiết kế tiến trình dạy học

Bước Đặc điểm, cách tiến hành

Khởi động/gắn kết/xác định vấn

đề chính cần giải quyết

- GV sử dụng các tình huống thực tiễn, câu hỏi nhận thức,... về các vấn đề đã học có liên quan đến chủ đề để tổ chức cho HS huy động kiến thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết.

- GV nêu câu hỏi định hướng quan hệ giữa kiến thức cũ và mới, định hướng tìm tòi, khám phá các vấn đề cần giải quyết của chủ đề.

- HS nêu các thắc mắc liên quan hay nhu cầu muốn tìm hiểu về chủ đề sắp học.

- Phương pháp thường được sử dụng trong bước này là: dạy học bằng tình huống, trò chơi, trực quan, thực hành thí nghiệm đơn giản,...

- Hoạt động này tuy không chiếm nhiều thời gian nhưng có vai trò rất lớn trong việc tạo hứng thú học tập, gắn kết cái đã biết và chưa biết, hướng HS tập trung suy nghĩ về chủ đề sắp học.

Lưu ý: Những câu hỏi, vấn đề mang tính định hướng cho bài học mới chưa cần giải quyết ở bước này mà sẽ được lần lượt giải đáp ở trong các bước sau của tiến trình dạy học.

Tìm tòi, khám phá/giải quyết

vấn đề

- GV tổ chức HS hình thành kiến thức cơ bản hoặc tìm ra, lí giải cơ sở khoa học của việc ứng dụng, vận dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng các mục tiêu của năng lực nhận thức công nghệ và sử dụng công nghệ.

- Bước này có thể chia thành các hoạt động nhỏ, mỗi hoạt động tương ứng với một vấn đề trong nội dung của chủ đề. Nên sắp xếp các hoạt động thực hành ở trước để tạo cơ hội cho HS học tập qua trải nghiệm. Sử dụng các

133

phát hiện, khám phá từ thực hành để phân tích, tổng hợp các kiến thức cơ bản qua các hoạt động như so sánh, giải thích, tổng hợp, khái quát hoá. - Các PPDH, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Trực quan (sử dụng tranh, ảnh, mô hình, video,…), thực hành; kĩ thuật phòng tranh, mảnh ghép, sơ đồ tư duy,...

- Bằng các kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, phim) giáo viên tổ chức cho học sinh gia công trí tuệ bằng các kĩ năng tiến trình, như: quan sát, thu thập, xử lí thông tin bằng hoạt động phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hoá, để giải quyết vấn đề chính của bài học.

- Trong quá trình hoạt động tìm tòi, khám phá này, giáo viên căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực để tổ chức chuỗi các hoạt động thể hiện bằng hệ thống câu hỏi, bài tập. Bằng các câu hỏi, bài tập này giáo viên vừa thực hiện được đánh giá quá trình, vừa đánh giá tổng kết.

Luyện tập, vận dụng

- Giáo viên tổ chức luyện tập bằng các câu hỏi, bài tập yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn.

- Qua hoạt động này học sinh đạt được mức độ vận dụng để giải quyết các vấn đề yêu cầu kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học.

- Các PPDH, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Giải quyết vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy học hợp tác, trò chơi, đóng vai; kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, chia sẻ cặp đôi, động não,...

Mở rộng

- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đòi hỏi vận dụng cao.

- Học sinh có thể thực hiện hoạt động này trên lớp, ngoài lớp, ở nhà, tại địa phương,... Hoạt động mở rộng nên tổ chức cho HS tìm hiểu, đề xuất biện pháp,... để giải quyết các các vấn đề liên quan đến địa phương.

- Các PP, KTDH thường được sử dụng trong bước này gồm: Giải quyết vấn đề, dạy học bằng tình huống, dạy học hợp tác, trò chơi, đóng vai; kĩ thuật mảnh ghép, phòng tranh, chia sẻ cặp đôi, động não,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 134 - 135)