5. Tài liệu đọc
2.2.1.2. Ví dụ minh hoạ
Khi dạy chủ đề: “An toàn điện”, nội dung: “Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người, một số nguyên nhân gây tai nạn điện, một số biện pháp an toàn điện” với yêu
cầu cần đạt: nhận biết được một số nguyên nhân gây tai nạn điện; trình bày được một số biện pháp an toàn điện; sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện; thực hiện được một số động tác cơ bản sơ cứu người bị tai nạn điện (Công nghệ 8, tr. 21).
GV có thể sử dụng dạy học dựa trên dự án, dạy học thực hành để phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp công nghệ và năng lực sử dụng công nghệ.
TÊN DỰ ÁN: AN TOÀN ĐIỆN7
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
− Giáo viên khai thác những hiểu biết sơ bộ của học sinh về an toàn điện bằng kĩ thuật KWL. HS trình bày những điều đã biết K, những điều muốn biết W và cuối chủ đề sẽ ghi lại những điều đã học được vào cột L.
Know Want Learn
− HS xem video về an toàn điện và thảo luận về câu hỏi: Nguyên nhân gây tai nạn điện
− GV giới thiệu dự án.
Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nêu tên dự án
- Theo em, tai nạn điện có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người hay không?
- Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? Em hãy kể tên. - Làm thế nào để tránh xảy ra tai nạn điện?
- Nhận biết chủ đề dự án.
- Phát biểu chủ đề dự án: “An toàn điện”
Lập kế hoạch thực hiện dự án
- Giáo viên gợi ý các tiểu chủ đề và đưa ra những câu hỏi gợi ý.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao: xây dựng ý kiến hình thành các tiểu chủ đề của dự án.
7 Lê Huy Hoàng và CS (2019), Hướng dẫn dạy học môn Công nghệ Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tr. 105-109, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
81
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và phân công các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề khác nhau.
- Giáo viên cung cấp cho học sinh phiếu hướng dẫn thực hiện từng tiểu chủ đề của dự án (đã phân công cho các nhóm) (trình bày rõ yêu cầu về nội dung, hình thức, thời hạn nộp sản phẩm, cách thức và nguồn tìm kiếm thông tin).
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để lập kế hoạch thực hiện dự án như: phân công nhiệm vụ, cách thức hoạt động nhóm, vai trò của từng thành viên trong nhóm,…
Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người
- GV đặt vấn đề: tai nạn điện xảy ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc nhận biết được tác động của dòng điện lên cơ thể con người có vai trò vô cùng quan trọng. - Có hai tác động cơ bản của dòng điện lên cơ thể người là tác động kích thích và tác động gây chấn thương. Em hãy nêu đặc điểm và lấy ví dụ của từng tác động trên.
- Thế nào là tai nạn điện?
- Theo em, những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới tai nạn điện giật.
A. Trị số dòng điện. B. Tần số dòng điện.
C. Thời gian dòng điện đi qua. D. Môi trường.
- Hiện tượng “điện giật” là gì? Nó có gây tác động xấu tới cơ thể con người không?
+ Mọi tai nạn điện đều gây ảnh hưởng giống nhau tới sức khoẻ con người. Điều này đúng hay sai? Tại sao?
Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
- GV đặt vấn đề: Tai nạn điện xảy ra có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người. Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn điện có vai trò vô cùng quan trọng để phòng tránh các tai nạn điện.
- Học sinh thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm sẽ đọc các tiểu chủ đề đã được phân công, tiến hành thảo luận và lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của nhóm.
- Từng cá nhân đọc và trả lời các câu hỏi. Sau đó thảo luận nhóm để đưa ra kết quả chung của nhóm.
- HS lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ trong nhóm.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, học sinh có thể hỏi ý kiến GV nếu cần thiết. - HS sẽ thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch và thực hiện trong thời gian 1 tuần. Tuỳ điều kiện, khả năng, các em sẽ thu thập thông tin, tìm hiểu thực tiễn bằng cách phỏng vấn, quan sát, chụp ảnh…ở gia đình mình và các gia đình ở địa phương, đọc sách tham khảo, tìm thông tin trên internet,… Sau khi đã thu thập được các thông tin cần thiết, HS sẽ xây dựng sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Tác động của dòng điện lên cơ thể người: Tác động gây kích thích, tác động gây chấn thương.
82
- Hãy kể tên các nguyên nhân gây ra tai nạn điện mà em biết.
- Khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp được quy định như thế nào? - Trong thực tế, em đã từng gặp hoặc chứng kiến hoặc nghe kể lại về các tai nạn điện hay chưa? Nguyên nhân của tai nạn đó là gì?
Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu một số biện pháp an toàn điện
- Trong cuộc sống và sản xuất, để giảm thiểu các tai nạn điện, cần tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng, lắp đặt và sửa chữa điện. Theo em, điều này đúng hay sai? Tại sao?
- Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện. Lấy ví dụ cụ thể.
- Khi sửa chữa điện chúng ta cần lưu ý những điều gì?
- Trong gia đình em, cha mẹ thường nhắc nhở các em điều gì để đảm bảo an toàn điện?
- Khi các thiết bị điện trong gia đình em bị hư hỏng, ai sẽ là người sửa chữa các thiết bị đó? Khi sửa chữa có sử dụng một số dụng cụ an toàn điện hay không?
- GV yêu cầu các nhóm học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh để minh hoạ ở mỗi tiểu chủ đề.
- Nguyên nhân gây tai nạn điện: chạm trực tiếp vào vật mang điện; vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp; đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
- Một số biện pháp an toàn điện: một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng; một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa.
Giai đoạn 3: Đánh giá dự án
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Báo cáo kết quả thực hiện
GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thực hiện thông qua hình thức poster hoặc trình chiếu PowerPoint, sản phẩm (nếu có).
- GV theo dõi phần trình bày của các nhóm và các hoạt động của thành viên trong nhóm. - GV lắng nghe và hỗ trợ các nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác (nếu cần).
- GV nhận xét, góp ý các câu hỏi, trả lời của HS. GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ.
* Đánh giá
- GV tổ chức cho HS tham gia quá trình đánh giá các tiểu dự án của các nhóm khác nhau. - GV hoàn thiện phiếu đánh giá của mình và yêu cầu các nhóm tự đánh giá và cho điểm
- Tai nạn điện thường xảy ra khi: vô ý chạm vào vật có điện; vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp; đến gần dây điện bị đứt chạm mặt đất.
- Để phòng ngừa tai nạn điện, cần phải: thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện; giữ khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.
- HS hoàn thiện phiếu đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
83
các thành viên trong nhóm cũng như đánh giá kết quả của các nhóm khác.
- GV tổng hợp các phiếu đánh giá và công bố kết quả của từng nhóm cũng như của từng HS. Tuyên dương, khen thưởng, ghi nhận sự cố gắng của các nhóm.
- Tiến hành tự đánh giá trong nhóm một cách khách quan theo bảng phân công nhiệm vụ đã lập từ tiết đầu.
- HS lắng nghe, ghi chép yêu cầu và hình dung cách thực hiện nhiệm vụ này.
2.2.2. Dạy học giải quyết vấn đề
Những vấn đề cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề đã được trình bày ở Nội dung 1 (khái niệm, cách tiến hành, điều kiện sử dụng). Trong Nội dung 2 chúng tôi tập trung phân tích trên khía cạnh sử dụng trong môn Công nghệ kèm theo ví dụ minh hoạ.
2.2.2.1. Định hướng sử dụng
− GV xác định rõ yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, năng lực đặc thù của học sinh trong từng chủ đề.
+ GV tạo ra tình huống có vấn đề tuỳ theo trình độ của HS:
GV đặt vấn đề/GV nêu vấn đề/GV cung cấp thông tin để tạo tình huống/GV đặt HS vào trong hoàn cảnh phải tự tìm kiếm ra vấn đề để giải quyết (hoàn cảnh của chính HS hoặc hoàn cảnh của cộng đồng cần giải quyết).
Vấn đề cần giải quyết có nhiều mức độ: mô tả sản phẩm công nghệ, tác động của sản phẩm công nghệ đó với con người, tự nhiên và xã hội (NL nhận thức công nghệ) cho đến phát hiện nhu cầu xã hội cần giải quyết từ đó đề xuất đưa ra giải pháp hay tự tạo được sản phẩm công nghệ (NL thiết kế kĩ thuật).
+ Phát hiện vấn đề:
HS phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề nảy sinh cần giải quyết. Trong tình huống có quá nhiều vấn đề HS phải lựa chọn vấn đề chính cần giải quyết. (Có trường hợp HS không phát hiện được vấn đề cần giải quyết, GV là người hỗ trợ gợi ý vấn đề).
+ Tìm giải pháp:
HS tự đề xuất các giải pháp, kế hoạch giải quyết vấn đề. Nếu HS không thể tự đề xuất thì người GV chính là cầu nối nâng đỡ gợi ý nêu cách GQVĐ, HS là người lựa chọn tìm ra cách GQVĐ.
+ Thực hiện giải pháp hay kế hoạch:
GV linh hoạt: HS thực hiện - GV hướng dẫn; HS thực hiện - GV giúp đỡ khi cần thiết; HS thực hiện kế hoạch GQVĐ.
+ Đánh giá kết quả:
Đưa ra tiêu chí dựa trên YCCĐ.
GV linh hoạt: GV đánh giá; HS + GV cùng đánh giá; HS tự đánh giá dựa trên YCCĐ hay người sử dụng.
84
Khi dạy chủ đề “Công nghệ trong gia đình”, nội dung “Bảo quản và chế biến thực phẩm” với yêu cầu cần đạt “Hình thành thói quen ăn uống khoa học và tính toán sơ bộ được dinh dưỡng cho một bữa ăn gia đình” (Công nghệ 6, tr. 17).
GV có thể sử dụng “Dạy học giải quyết vấn đề” với hình thức “dạy học theo nhóm” để góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực sử dụng công nghệ và năng lực đánh giá công nghệ cho HS. Gồm 4 bước sau đây:
Bước 1. Định hướng
Giáo viên đặt vấn đề: Bữa ăn hằng ngày của các em thường được lựa chọn thực phẩm theo thói quen và sở thích, nhưng có bao giờ em suy nghĩ thói quen và sở thích ăn uống đó có khoa học chưa không?
Bước 2. Lập kế hoạch nghiên cứu
− GV yêu cầu HS các nhóm phân tích bữa ăn mà các nhóm đã lên thực đơn trước đó (xác định thực phẩm sử dụng, chất dinh dưỡng cung cấp).
− GV yêu cầu HS nhìn vào thực đơn bữa ăn của nhóm mình, tính toán sơ bộ dinh dưỡng và xếp các nhóm thức ăn vào tháp 4 tầng theo từng vị trí thích hợp.
Bước 3. Thực hiện kế hoạch
GV yêu cầu HS đối chiếu tháp 4 tầng của nhóm với tháp dinh dưỡng của GV và đưa ra đánh giá cho nhóm mình và các nhóm khác.
Bước 4. Kiểm tra, đánh giá và kết luận
− HS các nhóm giải thích vì sao đánh giá như vậy.
− - Đề xuất cách khắc phục để thực đơn của nhóm được khoa học hơn đảm bảo cân đối về mặt dinh dưỡng.
− GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, nhận xét phần giải thích và đề xuất của học sinh.
− Các nhóm sửa lại thực đơn lần nữa (nếu vẫn chưa hợp lí).
2.2.3. Dạy học trực quan
2.2.3.1. Khái niệm
* Khái niệm
Dạy học trực quan là cách thức mà GV sử dụng những phương tiện trực quan (PTTQ) làm công cụ hỗ trợ HS hình thành năng lực và phẩm chất.
Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng vào trong quá trình dạy học giúp chuyển biến nội dung hình thành mục tiêu dạy học.
* Phân loại các phương pháp dạy học trực quan
85
a) Phương pháp quan sát vật mẫu
Phương pháp quan sát là phương pháp học sinh hoạt động dưới sự tổ chức của giáo viên để học sinh nắm được đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc của vật mẫu.
b) Phương pháp trình bày trực quan
Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp hoạt động dưới sự tổ chức của giáo viên để học sinh nắm được đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc của các sự vật và hiện tượng một cách có mục đích, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho một bài kĩ thuật.
c) Phương pháp diễn trình
Phương pháp diễn trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên trình bày các thao tác với đồ dùng dạy học và lời nói ngắn gọn để học sinh trực tiếp quan sát nhằm nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, các thí nghiệm,… hoặc các thao tác thuộc kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.
− Người học có thể học thông qua sự huớng dẫn của giáo viên, nhưng cũng có thể học qua việc quan sát và bắt chước hành vi của người khác.
− Sự diễn trình tạo ra cầu nối giữa lí thuyết và thực hành.
* Đặc điểm của các phương pháp dạy học trực quan
Dạy học trực quan tạo điều kiện cho học sinh khám phá được kiến thức để hình thành
kĩ năng, năng lực và phát triển phẩm chất qua các giác quan: nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ. Chúng ta cần chú ý các đặc điểm sau:
− GV xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của học sinh trong quá trình quan sát từ đó hướng dẫn cách quan sát và ghi chép.
− Các PTTQ cần phải được lựa chọn phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học.
− Các PTTQ cần được chuẩn bị kĩ để tất cả học sinh có thể nhận biết được dấu hiệu bên ngoài cũng như bản chất của sự vật, hiện tượng.
− GV trình bày những PTTQ cũng như các thao tác theo một trình tự nhất định phù hợp nội dung cần đạt.
− GV sử dụng PTTQ một cách hợp lí, linh hoạt: đúng lúc, đúng nơi kết hợp với lời nói để học sinh tiếp thu có hiệu quả.
− PTTQ phải bảo đảm khoảng cách và ánh sáng cho tất cả HS quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ.
− Phương pháp quan sát giúp cho học sinh có kiến thức để mô tả được vật mẫu hay sản phẩm theo yêu cầu.
− Phương pháp trình bày trực quan giúp cho học sinh có kiến thức về các bước làm (quy trình) để tạo ra được vật mẫu, sản phẩm hay bản chất của sự vật, hiện tượng theo yêu cầu.
86
− Phương pháp diễn trình giúp cho học sinh có kiến thức về các thao tác để hoàn thành sản phẩm.
2.2.3.2. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị PTTQ
Giáo viên chuẩn bị các PTTQ cần thiết (tranh hình, dụng cụ, máy móc, thiết bị, video,...) phù hợp với chủ đề bài học.
Bước 2: Thiết kế nhiệm vụ học tập
− Xác định mục tiêu học tập dựa trên mục tiêu chung của bài học.
− Lựa chọn phương tiện phù hợp và bảo đảm đạt hiệu quả.
− Thiết kế câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập (yêu cầu có nhiều mức độ nhận thức