Xác định mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 125)

5. Tài liệu đọc

3.3.1. Xác định mục tiêu dạy học

Có thể hiểu, mục tiêu của chủ đề (bài học) do GV thiết kế chính là kết quả dự kiến về các YCCĐ đối với các phẩm chất và NL mà HS đạt được sau khi kết thúc bài dạy. Trong dạy học môn Công Nghệ, các YCCĐ đó bao gồm:

YCCĐ về NL công nghệ đã được quy định trong chương trình môn học; hoặc là các YCCĐ được nâng cấp từ các YCCĐ về NL công nghệ đã được quy định trong chương trình môn học, phù hợp bối cảnh giáo dục.

YCCĐ được thiết kế từ định hướng phát triển phẩm chất chủ yếu và NL chung thông qua tổ chức hoạt động dạy học chủ đề (bài học).

Từ đó, có thể tóm tắt những hoạt động cần phải thực hiện trong bước này như sau:

Xác định YCCĐ ứng với mỗi thành phần NL của NL công nghệ.

Xác định thời lượng dạy học dự kiến.

Phân tích bối cảnh giáo dục.

124

Hình 3.2. Xác định mục tiêu bài dạy và thời lượng

(1) Xác định YCCĐ ứng với mỗi thành phần NL của NL công nghệ

Các YCCĐ cho từng chủ đề/ nội dung đã được quy định trong văn bản chương trình môn Công nghệ. Mỗi yêu cầu cần đạt đều ưu tiên hướng đến việc giúp HS phát triển một trong năm thành phần NL của NL công nghệ. Nhiệm vụ của người GV là kết nối mỗi YCCĐ với thành phần NL công nghệ tương ứng.

Để thực hiện việc này, GV cần đối chiếu “phần động từ xác định hoạt động người học cần thực hiện được” và “phần nội dung” của YCCĐ với các biểu hiện của các thành phần NL trong bảng 2.1.

Chẳng hạn, chủ đề “Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản”, nội dung “Quy trình trồng trọt”

(Công nghệ 7, tr. 18) có 2 YCCĐ. Sự kết nối các YCCĐ đó với các thành phần NL của

công nghệ được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.3. Phân tích thành phần NL công nghệ, nội dung “Quy trình trồng trọt” (Công nghệ 7, tr. 18)

(2) Xác định thời lượng dạy học dự kiến

Về thời lượng, chương trình môn Công nghệ chỉ quy định thời lượng tương đối cho từng chủ đề, và tất nhiên là không quy định chi tiết đến từng thành phần nội dung trong chủ đề. Chương trình GDPT 2018 cũng không quy định bắt buộc GV tổ chức hoạt động dạy học theo bất kì SGK nào, tức là không phải theo quan hệ nội dung - số tiết trong SGK. Vì vậy, việc quy định thời lượng cụ thể cho từng chủ đề, nội dung sẽ phụ thuộc nhiều vào sự thống nhất của tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình nhà trường, phù hợp mục tiêu và bối cảnh giáo dục.

Nội dung Quy trình trồng trọt Yêu cầu cần đạt Góp phần phát triển thành phần năng lực

Chủ đề Hoạt động Phần nội dung

của hoạt động Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản Trình bày được

mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình

trồng trọt.

a2. Nhận thức công nghệ.

Thực hiện được

Việc nhân giống cây trồng bằng phương pháp

giâm cành.

125

Tuy nhiên, việc xác định thời lượng phù hợp đối với dạy học chủ đề môn Công nghệ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: bối cảnh giáo dục, việc GV bổ sung mục tiêu phát triển các PC chủ yếu và NL chung bên cạnh NL công nghệ,… Điều đó sẽ được làm rõ trong những phần ngay dưới đây.

(3) Phân tích bối cảnh giáo dục đối với mục tiêu giáo dục

Bên cạnh mục tiêu về NL công nghệ với các mức độ biểu hiện qua các YCCĐ trong văn bản chương trình môn học, môn Công nghệ còn có nhiệm vụ như:

+ Tạo cơ hội cho HS nâng cao NL công nghệ thông qua việc có thể nâng cấp mức độ hoạt động của người học trong YCCĐ về NL công nghệ.

+ Tạo cơ hội cho HS phát triển phẩm chất chủ yếu, NL chung thông qua tổ chức hoạt động dạy học chủ đề (bài học) phù hợp.

Vì vậy, xem xét các yếu tố về trình độ, sự hứng thú của HS; khả năng và động lực của GV, tổ chuyên môn; điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường cùng hiệu quả của các hoạt động xã hội hoá giáo dục; các hạn chế và ưu thế của địa phương,… sẽ giúp cho người GV có thêm cơ sở để xác định mục tiêu dạy học phù hợp, khả thi.

(4) Xác định mục tiêu dạy học và thời lượng

* Xác định mục tiêu dạy học

Tiếp đến, là việc xây dựng và hoàn thiện mục tiêu cho chủ đề (bài học). Theo đó, bên cạnh NL công nghệ, cần: i) bổ sung thêm các mục tiêu về phẩm chất chủ yếu và NL chung phù hợp; ii) có thể nâng cấp mức độ đối với các yêu cầu cần đạt về NL công nghệ trong chủ đề (bài học).

Với các hoạt động trên, thực chất là thiết kế các YCCĐ hướng HS tới mục tiêu phẩm chất chủ yếu và mục tiêu NL chung hoặc nâng cao mục tiêu thành phần NL của NL công nghệ.

Như đã biết, mỗi YCCĐ gồm 2 phần: (i) là phần động từ xác định hoạt động người học cần thực hiện được, (ii) là phần nội dung của hoạt động đó. Việc thiết kế các YCCĐ cần bảo đảm tiêu chí SMART dưới đây.

Bảng 3.4. Tiêu chí SMART đối với việc xây dựng mục tiêu cụ thể

(Ghi chú: khái niệm mục tiêu cụ thể trong bảng dưới đây nên được hiểu là YCCĐ)

S SPECIFIC

Mục tiêu cụ thể đặt ra phải cụ thể rõ ràng. Chỉ sử dụng 1 động từ đối với 1 mục tiêu cụ thể. Nội dung của hoạt động cần cụ thể, rõ ràng, không nên bao hàm nhiều nội dung nhỏ bên trong.

M MEASURABLE

Mục tiêu cụ thể đó phải đo lường được. Tránh sử dụng những động từ chung chung như biết được, hiểu được, nắm được… Có thể sử dụng các động từ gợi ý trong thang nhận thức của Bloom, thang kĩ năng của Simpson, thang thái độ của Krathwohl, Bloom, Masia.

126

A ATTAINABLE (ACHIEVABLE)

Mục tiêu cụ thể đặt ra cần vừa sức với HS, để HS có thể đạt được

khi học tập chủ đề.

Có thể nâng cao mức độ mục tiêu cụ thể về NL công nghệ nhưng luôn lưu ý yêu cầu vừa sức

R RELEVANT

Mục tiêu cụ thể đặt ra trong chủ đề (bài học) cần tập trung hướng tới mục tiêuchung là phát triển các NL thành phần của NL công nghệ, phẩm chất, NL chung đã được đề cập trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

T TIME-BOUND Mục tiêu cụ thể đặt ra cần phù hợp với thời lượng dự kiến tổ chức hoạt động học.

* Xác định thời lượng dạy học

Căn cứ từ các yếu tố đã được phân tích ở trên, dễ thấy rằng thời lượng tổ chức các hoạt động dạy học một chủ đề (bài học) sẽ phụ thuộc nhiều vào mục tiêu giáo dục do mỗi GV thiết kế. Dưới đây là minh hoạ có tính chất định hướng chỉ ra sự khác biệt về thời lượng tổ chức các hoạt động dạy học một chủ đề (bài học) “Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản” nội

dung “Quy trình trồng trọt” (Công nghệ 7, tr. 17) giữa hai GV xuất phát từ mục tiêu giáo

dục mà họ xác định.

Bảng 3.5. Minh hoạ quan hệ mục tiêu dạy học - thời lượng dạy học

GV A GV B

Chủ đề/nội dung: Nông - lâm nghiệp và thuỷ sản (Công nghệ 7, tr. 18) Thời lượng: 1 tiết Thời lượng: 2 tiết

MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất

1. Có ý thức chăm chỉ trong lao động.

(PC chăm chỉ).

1. Có ý thức chăm chỉ trong lao động. (PC chăm chỉ).

NL chung

2. Tự tìm hiểu các nguyên lí, quy trình, thành tựu về nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính (NL tự chủ và tự học).

2. Tự tìm hiểu các nguyên lí, quy trình, thành tựu về nhân giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính (NL tự chủ và tự học).

3. Đề xuất được các giải pháp nhân nhanh giống cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính (NL giao tiếp và hợp tác).

NL Công nghệ

3. Trình bày được nguyên lí và quy trình kĩ thuật giâm cành (NL nhận thức công nghệ).

4. Ưu nhược điểm của quy trình kĩ thuật giâm cành (NL nhận thức công nghệ).

4. Trình bày được nguyên lí và quy trình kĩ thuật giâm cành (NL nhận thức công nghệ).

5. Thực hành nhân giống cây trồng bằng cách giâm cành, lá, củ (NL sử dụng công nghệ).

So sánh hai mục tiêu mà GV đã xác định ở Bảng 3.5 có thể nhận thấy mục tiêu mà GV B đặt ra cao hơn và nhiều hơn so với GV A, định hướng phát triển NL chung của cả hai GV cũng khác nhau. Điểm chung giữa hai GV là họ đều đảm bảo HS sau khi học tập xong chủ đề/ nội dung Nhân giống vô tính đều có thể đáp ứng được yêu cầu cần đạt về NL công nghệ đã được quy định trong chương trình.

Tuy nhiên, vì mục tiêu chính của môn Công nghệ là phát triển NL công nghệ nên người GV cần hết sức cân nhắc khi mong muốn cùng các môn học/ hoạt động giáo dục khác tạo cơ hội phát triển thêm các mục tiêu về phẩm chất chủ yếu và NL chung cho HS, vì nó liên

127

quan đến thời lượng dạy học (Quan hệ giữa mục tiêu dạy học và thời lượng tổ chức hoạt

động học là khá rõ ràng ở tiêu chí Time-bound trong bảng tiêu chí SMART, Bảng 3.5: Mục tiêu đặt ra cần phù hợp với thời lượng dự kiến tổ chức hoạt động học).

3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học

Cơ sở để GV lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học của một chủ đề (bài học) chính là quan điểm xây dựng chương trình, vai trò và đặc điểm của các YCCĐ.

(1) Quan điểm xây dựng chương trình

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng theo hướng mở cụ thể là: “… Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về YCCĐ về phẩm chất và NL của HS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và GV phát huy

tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình,…”20. Như vậy, trong quá trình

triển khai dạy, học GV và HS không bắt buộc phải phụ thuộc hoặc tuân thủ đúng theo nội dung dạy học được biên soạn trong bất kì bộ sách giáo khoa nào. GV được trao quyền chủ

động, sáng tạo trong việc thực hiện chương trình, trong đó có việc tự chọn lựa và xây dựng nội dung cụ thể cho từng chủ đề (bài học) dựa trên cơ sở các YCCĐ được quy định trong chương trình môn học.

Trong Chương trình môn Công nghệ quan điểm về tính “Mở, linh hoạt” được chỉ rõ “Chương trình phản ánh những tri thức phổ thông, thiết thực, cốt lõi mà tất cả các HS cần

phải có, đồng thời đảm bảo tính mở nhằm đáp ứng sự đa dạng, phong phú của công nghệ, nhu cầu, sở thích của HS, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương,…”21. Do đó, khi

thực hiện chương trình môn Công nghệ, người GV cần dựa vào thực tiễn dạy học của địa phương mình công tác và những thành tựu của công nghệ hiện đại mà lựa chọn nội dung dạy học cho một chủ đề (bài học) nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học và các YCCĐ được quy định trong chương trình đồng thời phù hợp với nhu cầu, hứng thú của HS.

(2) Vai trò của YCCĐ

YCCĐ là kết quả mà HS cần đạt được về cả phẩm chất và NL, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động giáo dục. Mỗi YCCĐ có cấu trúc gồm 2 phần: (I)

phần động từ xác định hoạt động người học cần phải thực hiện; (II) phần nội dung gắn liền

với hoạt động của người học (có thể kèm theo điều kiện của hoạt động mà người học cần thực hiện). Điều đó thể hiện qua việc phân tích một số YCCĐ, chẳng hạn như các YCCĐ trong nội dung “Quy trình trồng trọt” (Công nghệ 7, tr. 18).

Thành phần của mỗi YCCĐ

(I) (II)

Nêu được các bước trong quy trình trồng trọt.

Trình bày được mục đích, yêu cầu kĩ thuật của các bước trong quy trình trồng trọt.

20 CT Tổng thể, tr.5, trích quan điểm về Hướng mở

128

Thực hiện được việc nhân cây giống bằng bằng phương pháp giâm cành.

Lập được kế hoạch, tính toán được chi phí cho việc trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến trong gia đình. Thực hiện được một số công việc trong quy trình trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến. Tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có ý thực về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Như vậy, việc phân tích các YCCĐ cho phép GV xác định được nội dung cụ thể cần dạy, bao gồm kiến thức, kĩ năng gắn liền với các hoạt động mà HS cần thực hiện được. Đây là cơ sở giúp GV lựa chọn và tự lực xây dựng được các nội dung dạy học phù hợp mục tiêu dạy học của chủ đề (bài học).

(3) Đặc điểm của YCCĐ

Cần thấy rằng nội dung của YCCĐ có tính mở hoặc tính giới hạn. Ví dụ, xét các YCCĐ trong bảng và việc phân tích đặc điểm của hai nhóm YCCĐ trong bảng dưới đây (trích nội dung “Vẽ kĩ thuật” - Công nghệ 8, tr. 20-21):

Đặc điểm YCCĐ

Giới hạn 1. Mô tả được tiêu chuẩn về khổ giấy, tỉ lệ, đường nét và ghi kích thước.

Mở

2. Vẽ được hình chiếu vuông góc của một số khối đa diện, khối tròn xoay thường gặp theo phương pháp chiếu góc thứ nhất.

3. Vẽ và ghi được kích thước các hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản. 4. Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đơn giản.

5. Đọc được bản vẽ nhà đơn giản.

Chúng ta thấy rằng phần nội dung của các YCCĐ 1 rất cụ thể về kiến thức, thể hiện

tính giới hạn về mặt nội dung. Trong khi đó, các YCCĐ 2, 3, 4, 5 chỉ đề xuất mang tính

định hướng về nội dung kiến thức; còn việc lựa chọn các bản vẽ đơn giản nào để cho học sinh đọc, lựa chọn các vật thể đơn giản nào cho học sinh vẽ, xác định các bản vẽ chi tiết đơn giản và bản vẽ đơn giản đòi hỏi học sinh phải thiết kế là rất linh hoạt, thể hiện tính mở về mặt nội dung của YCCĐ. Đặc điểm này phù hợp với tính/hướng mở của CT GDPT 2018. Điều đó cho phép GV chủ động trong việc lựa chọn kiến thức. kĩ năng cơ bản, thiết thực,

hiện đại22 phù hợp với YCCĐ nhằm xây dựng nội dung giáo dục phù hợp cho từng chủ đề

(bài học).

Bên cạnh đó, cần hiểu rằng các YCCĐ được diễn đạt chương trình chỉ là những quy định biểu hiện tối thiểu của phẩm chất, NL cho tất cả HS trên phạm vi toàn quốc. Do đó, tuỳ thuộc vào thực tiễn giáo dục, khi xác định mục tiêu dạy học cho một chủ đề (bài học) cụ thể, GV có thể nâng cấp hoạt động cần thực hiện của HS cao hơn so với YCCĐ trong chương trình.

Như vậy, tính mở hoặc tính giới hạn, khả năng được nâng cấp, cùng với vai trò của YCCĐ là những cơ sở quan trọng để người GV chủ động lựa chọn, xây dựng nội dung dạy

22 Chương trình tổng thể, tr. 5. “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và NL người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống …”

129

học phù hợp (hay gọi là phát triển nội dung dạy học), đáp ứng mục tiêu giáo dục của môn học, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong dạy học chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung, môn Công nghệ nói riêng.

Ví dụ: Xác định nội dung dạy học trong chủ đề (nội dung) “Nhân giống vô tính”

CÔNG NGHỆ

Nội dung Yêu cầu cần đạt Nội dung cụ thể cần dạy

Nhân giống vô tính

Trình bày được nguyên lí và quy trình kĩ thuật giâm, chiết, ghép.

1. Nguyên lí chung của các phương pháp nhân giống vô tính

2. Quy trình kĩ thuật của phương pháp giâm cành 3. Quy trình kĩ thuật của phương pháp chiết cành 4. Nhân giống bằng phương pháp ghép

Thực hành nhân giống cây trồng bằng cách giâm cành, lá, củ.

Thực hành nhân giống cây trồng bằng cách

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Công nghệ THCS - HoaTieu.vn (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)