Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống lúa J

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 59)

- Thời gian và phương pháp bón phân.

3.6.1 Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng chống chịu của giống lúa J

Khí hậu nước ta vốn nóng ẩm, mưa nhiều rất thích hợp cho các loại sâu bệnh phát sinh phát triển gây hại. Nước ta có rất nhiều loại sâu bệnh hại phát triển mạnh, gây thành dịch lớn như: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn… Việc hạn chế tác hại do sâu bệnh gây ra là việc làm rất cần thiết song việc sử dụng thuốc hoá học trong phòng trừ tuy đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn còn để lại nhiều hậu quả không tốt mà rất khó khắc phục như: Để lại tồn dư thuốc độc trong nông sản, tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, gây mất cân bằng sinh thái… Theo thống kê của tổ chức lương

thực thế giới (FAO) thì trên thế giới hàng năm sâu bệnh hại làm giảm sản lượng lương thực khoảng trên dưới 30%.

Để hạn chế sâu bệnh hại nhưng không ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người các nhà khoa học nông nghiệp đã tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trong đó biện pháp chọn tạo giống có năng suất cao, ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại là biện pháp kinh tế nhất, vừa giảm sức phá hại của sâu bệnh vừa đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khoẻ con người.

Trong suốt quá trình làm thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh ở các mật độ cấy và các mức phân bón khác nhau, kết quả thu được ở Bảng 3.10

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến khả năng chống chịu của giống lúa J01 ĐVT: Điểm Chỉ tiêu Công thức Khả năng chống đổ Sâu đục thân Sâu cuốn lá Bệnh khô vằn Bệnh đạo ôn VX VM VX VM VX VM VX VM VX VM M1 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 M2 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 M3 1 1 1 1 0 1 1 1 1 0 M4(đ/c) 1 1 1 1 1 1 3 3 3 0 M5 1 1 1 1 1 3 3 3 3 1 M6 1 1 1 1 1 3 3 3 3 1

Khả năng chống đổ: Là đặc tính thể hiện khả năng chống chịu của giống với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống đổ ảnh hưởng lớn đến năng suất, phẩm chất hạt, qua theo dõi cả vụ xuân và vụ mùa, khả năng chống đổ của giống lúa J01 ở tất cả các công thức thí nghiệm là rất tốt, rất cứng cây, không bị nghiêng và được đánh giá ở điểm 1.

Khả năng chống chịu sâu bệnh: Trong vụ xuân và vụ mùa có 4 loại sâu, bệnh hại chính trên ruộng lúa thí nghiệm là: Bệnh Khô vằn, bệnh sâu cuốn lá, sâu đục thân. Tuy nhiên, mật độ của các loại sâu gây hại không cao và mức độ ảnh hưởng của chúng tới từng công thức thí nghiệm cũng khác nhau.

Bệnh đạo ôn: Bệnh phát sinh ở điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ thấp, cho nên ở vụ xuân do điều kiện thời tiết thích hợp cho bệnh này phát sinh phát triển nên tất cả các công thức đều bị nhiễm, ở công thức M4, M5, M6 bị nhiễm nặng hơn cả và được đánh giá ở điểm 3 còn lại được đánh giá ở điểm 1. Ở vụ mùa các công thức hầu như không bị bệnh đạo ôn được đánh giá ở điểm 0.

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani malo): Là đối tượng bệnh hại nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn và cũng là loại bệnh hại chủ yếu trên lúa. Cây lúa khi bị bệnh khô vằn thì chất lượng hạt gạo sẽ bị giảm (hạt lúa bị lép, lúa khi xay bị nát) đồng thời năng suất có thể bị giảm từ 20 - 25%. Như vậy có thể thấy là việc phòng và chữa bệnh khô vằn là một việc làm rất quan trọng, hiểu biết rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh khô vằn là cực kỳ cần thiết. Qua theo dõi trên các ô thí nghiệm cho thấy: bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông, các bẹ lá nằm sát phía dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Qua theo dõi ta thấy hầu hết các công thức thí nghiệm đều bị hại, và được đánh giá như sau: Ở vụ xuân và vụ mùa các công thức cấy dầy bị nặng hơn cả được đánh giá ở điểm 3 còn các công thức khác bị nhiễm nhẹ được đánh giá ở điểm 1, nguyên nhân là do mật độ cấy dầy làm cho ẩm độ trong ruộng lúa tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, hơn nữa do cấy quá dầy, lượng ánh sáng chiếu xuống phía dưới ít, ẩm độ sẽ cao hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Sâu đục thân 2 chấm (Schonobius incertellu walk): Đây là loại sâu nếu suất hiện với mật độ cao thì phá hoại rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát

triển và năng suất cho ruộng lúa nhưng qua theo dõi trên thí nghiệm ở cả vụ xuân và vụ mùa mức độ gây hại là rất thấp, được đánh giá ở điểm 1.

Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphaloccrcismedinalis Guenee): Ở vụ mùa qua theo dõi các công thức thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại. Qua theo dõi cho thấy mật độ loại sâu này tăng nhiều ở mật độ cấy dầy (công thức M4, M5, M6) mức độ gây hại được đánh giá ở điểm 3, các công thức còn lại bị nhiễm nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 1. Ở vụ xuân các công thức thí nghiệm bị nhiễm nhẹ hơn được đánh giá ở điểm 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và các mức phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa J01 vụ xuân và vụ mùa 2011 tại tỉnh Yên Bái (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)