Để xác định cơ chế ức chế ăn mòn của chất ức chế, cần phân tích mối quan hệ giữa nồng độ chất ức chế và hiệu quả bảo vệ kim loại của chất ức chất ức chế. Mức độ che phủ bề mặt (θ) của chất ức chế được xác định theo công thức [73]:
Trong đó Iinh và Iuninh là mật độ dòng ăn mòn (mA/cm2) của dung dịch có và không có chất ức chế. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được đưa ra ở dạng mà trong đó mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ chất ức chế Cinh và tỷ số nồng độ chất ức chế/ độ che phủ, Cinh/θ biểu diễn theo công thức sau:
Trong đó b là hệ số hấp phụ, Cinh:Nồng độ chất ức chế ăn mòn.
Để tính được hệ số hấp phụ mức độ che phủ (θ) của chất ức chế ở nồng độ các chất ức chế ăn mòn khác nhau được tính theo công thức dưới đây:
Trong đó C là nồng độ các chất ức chế ăn mòn khác nhau, Kads là hằng số cân bằng của quá trình hấp phụ. Năng lượng hấp phụ tự do (∆G0ads, kJ/mol) được tính theo công thức:
- (55.55) là nồng độ của nước ở trong dung dịch, M, (≈1000 g/1), R là hằng số = 8.314 J/kmol và T là nhiệt độ Kenvil. Các khảo sát hấp phụ tiến hành ở nhiệt độ 298K (25oC)
Từ các thông số này, khi có các kết quả nghiên cứu, sẽ tính được năng lượng của quá trình hấp phụ chất ức chế.
Kết luận chương 2:
1. Imiđazolin được tổng hợp thông qua phản ứng loại nước ở nhiệt độ cao giữa axít béo hoặc hỗn hợp axít béo dầu thực vật với điêtylen triamin. Hiệu suất của phản ứng có thể được xác định bằng các phương pháp và kỹ thuật phân tích hữu cơ truyền thống và hiện đại.
2. Khảo sát khả năng bảo vệ của hệ ức chế ăn mòn bằng phương pháp hao hụt trọng lượng, điện hóa. Khảo sát cấu trúc bề mặt kim loại khi có chất ức chế bằng phương pháp SEM, EDX.
3. Để khảo sát hiệu quả bảo vệ kim loại của hệ ức chế trong điều kiện động cần thiết kế, chế tạo hệ đo trong dòng chảy động flow loop và điện cực hình trụ quay. Qua các phương pháp điện hóa đo dòng ăn mòn và tổng trở có thể xác định được các thông số điện hóa diễn ra ở các chế độ chảy khác nhau, từ đó xác định được hiệu quả bảo vệ của hệ ức chế ăn mòn.