Chiến lược về giá

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động truyền thông marketing tích hợp của thương hiệu Điện Máy Xanh (Trang 31 - 33)

D. Ý nghĩa của đề tài

2. CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG IMC CỦA THƯƠNG HIỆU ĐIỆN MÁY

2.2.5.7.2. Chiến lược về giá

Tại điện máy xanh họ đã và đang thành công trong các chiến lược định giá sản phẩm như:

Chiến lược định giá theo tâm lý ( Psychological Pricing): “Đó là một phương pháp định giá đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Khi mua điện thoại tại Thế Giới Di Động, bạn thường thấy giá chào bán của sản phẩm thường rơi vào số lẻ, như 4.999.000 đồng cho một chiếc điện thoại. Tâm lý người tiêu dùng khi nghe

đến mức giá 4.999.000 đồng sẽ cảm thấy không quá đắt bằng mức giá 5.000.000 đồng. Theo logic truyền thống. Người dùng thường nhìn vào giá cả và lợi ích định lượng của sản phẩm mà họ được hưởng khi mua một sản phẩm, thay vì dành thời gian nghiên cứu xem chất lượng sản phẩm có tương xứng với mức giá đó hay không.”

Chiến lược định giá “ Xâm nhập thị trường” ( Penetration Pricing):

“Định giá thâm nhập, hay chiến lược giá xâm nhập, là một chiến lược mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm / dịch vụ ở mức giá thấp (hoặc thậm chí miễn phí) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là trong vòng vài ngày). tháng). Chiến lược này được các doanh nghiệp áp dụng để tăng thị phần, hoặc thu hút khách hàng mục tiêu bắt đầu sử dụng và làm quen với thương hiệu.”

Chiến lược định giá tiết kiệm (Economy Pricing): “ Là chiến lược mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cố định với giá thấp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ giới hạn ngân sách truyền thông và khuyến mãi khi áp dụng chiến lược giá này. Tại Điện Máy Xanh có danh mục máy đã qua sử dụng và trưng bày. Không mất quá nhiều chi phí cho quảng cáo nhưng vẫn đẩy được số lượng lơn hàng like new cho khách hàng cần sử dụng sản phẩm với mức giá phải chăng. Mục đích của chiến lược này là thu hồi vốn cho những sản phẩm kinh doanh chậm, những mặt hàng ít được người tiêu dùng quan tâm.”

Chiến lược định giá theo nhóm sản phẩm: “ Đây là một cách để doanh nghiệp gặt hái giá trị doanh thu trên mỗi khách hàng. Khi khách hàng thấy được mua từng sản phẩm riêng lẻ, họ có xu hướng chọn mua cả cụm cùng một lúc. Đây là chiến lược mà doanh nghiệp định giá theo gói sản phẩm bổ sung, hoặc liên quan. Điện máy xanh áp dụng chiến lược này nhằm bán kèm được các sản phẩm phụ kiện, sản phẩm kèm theo đặc biệt là phụ kiện điện thoại.”

Chiến lược định giá theo khuyến mãi ( hạ giá): “Để kích thích khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các chính sách khuyến mãi (như giảm giá, phiếu quà tặng, phiếu giảm giá hoặc quà tặng) để định giá sản phẩm. Khi mua điện thoại tại cửa hàng di động, bạn có thể được giảm giá từ 7 triệu đến 5 triệu. Trên thực tế, rất có thể chiếc điện thoại bạn đang mua đã lỗi thời, hoặc nằm trong danh mục sản phẩm bán chậm của cửa hàng. Đây là một cách để bán bớt sản phẩm để nhường chỗ cho những sản phẩm mới hơn trong kho.”

Chiến lược định giá sản phẩm vì thương hiệu: “Doanh nghiệp tính giá cao cho sản phẩm vì hình ảnh của thương hiệu. Như công chúng nghĩ rằng iPhone là

biểu tượng cho các sản phẩm điện thoại cao cấp. Nếu giá quá thấp cho sản phẩm, hình ảnh và sự nhận biết thương hiệu từ công chúng có thể bị tổn hại, có thể khiến một số khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm / dịch vụ của công ty.”

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động truyền thông marketing tích hợp của thương hiệu Điện Máy Xanh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w