Cháu cùng vẽ
* Trò chơi: "Thi xem đội nào nhanh" .
- Luật chơi: Mỗi bạn phải gắn đúng tranh theo yêu cầu của cô thì được cô khen.
4-5 phút -Cách chơi: Cô chia lớp ra làm 2 đội, mỗi đội có 1 bộ tranh của bài thơ mình vừa học xong, nhiệm vụ của 2 đội là lên gắn tranh theo nội dung bài thơ. Khi có hiệu lệnh của cô thì lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn tranh và gắn lên bảng. Đội nào gắn nhanh và đúng sẽ được cô khen.
- Cho cháu chơi thử 1 lần.Sau đó chơi thật vài lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.
* Kết thức hát bài “đường em đi” Chuyển tiếp: Cháu hát bài “Bác đưa thư vui tính”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI-Vận Động: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. -Vận Động: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động. - Học Tập: Đúng hay sai
- Chơi tự do.
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆTI. Mục tiêu I. Mục tiêu
- Cháu được làm quen với tiếng việt qua các từ “Bến xe, trạm, bán vé”. -Trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc các từ theo cô.
-Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông.
II.Chuẩn bị :
-Tranh ảnh về các từ đã học như: “Bến xe, trạm, bán vé”.
III. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian 15-20 phút. - Địa điểm: lớp học
IV. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1
Cháu hát bài em tâp lái ô tô
Cô thấy các bạn hát rất hay vậy hôm nay cô cháu mình cũng phát âm 1 số từ cho quen nhé.
Hoạt động 2: Dạy phát âm
-Cô đưa bức tranh có từ “Bến xe" -Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
-Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm vài lần.
-Cô dạy trẻ nói tròn câu từ "Bến xe". Bến xe có nhiều xe -Cô đưa bức tranh có các từ “trạm”.
-Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
-Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm vài lần. -Cô dạy trẻ nói tròn câu từ "trạm".
-Cô đưa bức tranh có các từ “ bán vé”. Hành khách mua vé tại quầy bán vé -Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
-Cô mời lớp, tổ, nhóm ,cá nhân phát âm vài lần. -Cô dạy trẻ nói tròn câu từ "bán vé"
-Cô bao quát sửa sai cho trẻ
- Cô mời trẻ đọc lại 3 từ: Bến xe, trạm, bán vé 1 lần.
Hoạt động 3:
*Trò chơi: Ai Nói Đúng
-Luật chơi: Trẻ nói sau sẽ nhắc lại đầy đủ câu của người nói trước và nói thêm một từ có cùng nội dung.
-Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành vòng tròn, cô hướng dẫn trẻ cách chơi. Lần đầu
cô nói mẫu.Ví dụ:"Hôm qua tôi thấy bến xe". Trẻ bắt đầu nói lại nguyên văn của cô và nói thêm một từ .Ví dụ: Hôm qua tôi thấy bến xe và xe khách"
Cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng.Ai sai bị mất lượt chơi.
Trò chơi tiếp tục các lần sau các trẻ trong nhóm tự kể một vấn đề nào mà trẻ thích. Các trẻ khác nói từ khác cho hợp với nội dung. Người nào nói không sai từ nào là thắng cuộc.
- Cô cho trẻ chơi thử 1 lần Cô bao quát cháu chơi vài lần.
*Kết thúc nhận xét tiết học .GD cháu luôn luôn tuân thủ luật lệ giao thông.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Phân vai: Cửa hàng bán PTGT đường bộ . - Xây dựng: Xây bến xe khách, nhà ga.
- Học tập: Chơi xếp hình về các phương tiện giao thông đường bộ. - Tạo hình: Vẽ, tô màu, Nặn các phương tiện giao thông đường bộ. - Khoa học: Chơi đong xăng dầu.
VỆ SINH-ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN BỮA PHỤSINH HOẠT CHIỀU SINH HOẠT CHIỀU
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CĐ NHÁNH 1: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮTLĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC:Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt
I. Mục Tiêu:
-Trẻ biết tên gọi và đặc điểm chính của phương tiện giao thông đường bộ. Tàu lửa: nhiều bánh, nhiều toa ... chở người, chở hàng; đi trên đường ray - đường sắt và người điều khiển con tàu được gọi là lái tàu.
- Bắt chước tiếng còi xe,còi tàu và âm thanh khi tàu chạy. Phát triển tư duy, các giác quan cho trẻ.
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên xe, tàu không thò tay ra ngoài, khi tàu dừng hẳn mới được xuống...
II. Chuẩn bị:
- Cho trẻ quan sát trước phương tiện giao thông đường bộ,đường sắt - Mô hình tàu hoả và đường ray. Đoạn vi deo hoạt động của tàu hoả III. Thời gian, địa điểm:
- Địa điểm: Trong lớp. - Thời gian: 30-35phút IV. Tổ chức hoạt động Stt Cấu trúc Thời gian Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1 ổn định gây hứng thú (3-5 phút)
- Cô và cả lớp cùng hát bài “ Em tập lái ô tô”
- Chúng ta vừa hát bài ? Trong bài hát nhắc đến phương tiện nào?
- Thế ô tô là loại phương tiện giao thông đường gì?
- Ngoài giao thông đường bộ ra còn có những loại phương tiện giao thông đường gì nữa?
thông đường bộ, đường hàng không, đường sắt. các loại phương tiện ấy đều có lợi cho chúng ta giúp cho chúng ta chở hàng, chuyên chở từ nơi này đến nơi khác.Vậy hôm nay cô cháu ta cùng tìm hiểu về một số phương tiện giao thông đường bộ - đường sắt nhé.