THỜI GIAN,ĐỊA ĐIỂM:

Một phần của tài liệu chu de giao thong (Trang 63 - 65)

- Thời gian:25- 30 phút

- Địa điểm: cháu chơi ngoài sân trong lớp

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:Hoạt động 1 Hoạt động 1

- Cho cháu đọc thơ “đèn giao thông”

- Cô vừa cho các bạn đọc bài thơ gì?

- Cô thấy các bạn đọc thơ rất hay cô sẽ cho lớp mình cùng chơi các trò chơi nha!

Hoạt động 2

1.Trò chơi học tập

*Trò chơi: Đúng hay sai

- Luật chơi: Trẻ phải trả lời nhanh đúng hoặc sai, sau đó nói đáp án đúng. - Cách chơi: Cô nói cho trẻ nghe. Ví dụ:

+ Xe đạp đi bên trái lòng đường. Sai: xe đạp đi bên phải lòng đường + Ô tô dừng lại khi gặp đèn xanh. Sai: ô tô dừng lại khi gặp đèn đỏ + Ô tô đi sát lề đường bên phải. Sai: ô tô đi giữa lòng đường

+ Đèn đỏ xe được đi. Sai đèn đỏ xe dùng lại

- Cho trẻ chơi với tốc độ tăng dần, trẻ phản xạ nhanh dần. Có thể thay đổi hình thức chơi, cho trẻ khác khẳng định đúng hoặc sai. Có thể chơi tập thể hoặc chơi theo nhóm - Cháu chơi thử 1 lần

- Cô bao quát gợi ý cho cháu chơi 3-4 lần.

* Trò chơi: Hãy xếp nhanh và đúng.

-Cách chơi: Cô giáo (hay trẻ ) làm trọng tài . 8 trẻ chơi, chia làm hai đội (mỗi đội 4 cháu)xếp tín hiệu đèn ở ngã tư đường, trong vòng 5 phút , mỗi đội trao đổi và sắp xếp vị trí cho các loại xe và người ở các ngã tư đường theo đúng tín hiệu đèn. Đội nào xếp đúng thì đội đó thắng cuộc .

Tương tự với những cách còn lại . Cho cháu chơi thử 1 lần.

Chơi thật vài lần .Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.

2.Trò chơi vận động: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động.

- Luật chơi: Mỗi bạn chỉ chọn 1 phương tiện, và chờ bạn về chạm tay mới chạy lên. - Cách chơi: Chia lớp ra làm hai đội, khi nghe hiệu lệnh của cô thì bạn đầu tiên sẽ chọn cho cô PTGT đường bộ hoặc đường sắt theo yêu cầu của cô, gắn lên bảng chạy về chạm tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo chạy lên cũng làm tương tự, cho đến hết thời gian cô quy định đội nào chọn đúng và nhiều phương tiện như cô yêu cầu đội đó thắng.

-Cho cháu chơi thử 1 lần. -Cháu chơi thật vài lần.

* Trò chơi: Bé làm đèn giao thông

-Luật chơi: Đội nào xếp đúng thì đội đó thắng cuộc . -Cách chơi:

Cho cháu chơi thử 1 lần.

Chơi thật vài lần .Cô nhận xét sau mỗi lần chơi.

3.Trò chơi dân gian: Đi tàu hỏa

Cách chơi:trẻ xếp thành hang dọc,người sau để tay lên vai người trước làm tau

- Tau lên dốc(hay tau xuống dốc)

- Khi nghe lệnh tàu xuống dốc,tất cả chạy chậm chậm,bàn chân nhón lên,chạy bằng mũi bàn chân

- Khi nghe lệnh tau xuống dốc,tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân Trong khi chạy những người làm toa tàu phía sau hát bài đồng dao

Đi cầu đi quán Mua một con gà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi bán lợn con Về cho ăn thóc

Đi mua cái xoong Mua lược chảy tóc

Đem về đun nấu Mua cặp cài đầu Mua quả dưa hấu Về mau về mau

Về biếu ông bà Kẻo trời sắp tối

Tương tự có thể thay đổi bằng bài hát như sau Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi Đi đi khắp nơi mà không thích sao Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi Đi đi khắp nơi mà không tốn tiền Anh có đi không

Tôi đi

Nào mời anh lên tàu lửa chúng mình đi

Cho cháu chơi thử 1 lần.

Chơi thật vài lần .Cô nhận xét sau mỗi lần chơi

* Trò chơi dân gian: Chìm nổi

- Luật chơi: Chỉ được chạy và đuổi khi có lệnh bắt đầu chơi.Chạm tay vào bất cứ bộ phận nào của người bạn thì coi như bạn đó bị “chết” , phải đứng riêng ra một bên. - Khi bạn đã ngồi xuống và nói “chìm” thì không được chạm vào bạn nữa mà phải quay sang đuổi bạn khác.

- Khi đang ngồi mà bạn làm “cái” đã đi đuổi bạn khác thì phải đúng lên chạy tiếp và nói “nổi”.Tránh ngồi quá lâu . trò chơi sẽ kém sôi nổi.

- Cách chơi: 8 đến 10 bạn cùng chơi.Chọn chỗ chơi sạch sẽ bằng phẳng. Dùng trò “Oẳn tù tì” để chọn bạn làm “cái” , cũng có thể cô giáo chỉ định 1 bạn làm “cái”.Bạn làm “cái” sẽ phải đuổi, các bạn khã chạy trốn.

Cô giáo hô “ bắt đầu”, các bạn chạy tản ra xung quanh, chạy đi chạy lại tung tăng trên sân chơi.Ban làm “ cái” phải đuổi các bạn và cố gắng chạm được tay vào các bạn, bạn bị chạm sẽ bị “chết” và phải đứng ra ngoài.Bạn làm cái lại đuổi các bạn khác và cố gắng chạm được tay vào các bạn.Các bạn cố gắng chạy để không bị chạm vào người.Khi bạn làm “cái” sắp chạm vào mình thì ngồi thật nhanh xuống và nói “chìm”, lúc đó bạn làm “cái” không được chạm vào nữa.Khi bạn làm cái đã đuổi các bạn khác thì bạn “chìm” lại đứng lên và nói “nổi” rồi chạy tiếp.Trò chơi cứ thế cho đến hết giờ.(Khoảng 4-5’ cho một lần chơi) hoặc khi chạm vào người các bạn thì thôi.

- Cô cho trẻ chơi thứ lần

- Cô bao quát cháu chơi vài lần.

4.Chơi tự do:

-Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời như cầu tuộc,xích đu, nhà banh… - Cháu chơi tự do với chong chóng,xe, bóng búp bê…

- Cô bao quát cháu chơi.

* Kết thúc cho cháu hát “em đi qua ngã tư đường phố”

Chủ đề nhánh 3:Biển báo và đèn tín hiệu (10/10-14/10)

- Phân vai: Gia đình tổ chức đi du lịch, bán vé tàu. - Xây dựng: Xây ngã tư đường phố.

- Học tập: Xem tranh ảnh về một số đèn hiệu và biển báo. - Tạo hình: Tô màu biển báo.

- Thư viện : Xem sách theo chủ đề I. Mục tiêu:

- Cháu biết tham gia góc chơi, thể hiện vai chơi.

- Biết chơi theo vai và có sự liên kết các góc.Rèn khả năng chú ý,phát triển ngôn ngữ. - Cháu chơi phải giữ gìn trật tự, biết nhặt đồ chơi khi rớt xuống sàn,biết nhường nhịn bạn khi chơi, biết xắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định.

II. Chuẩn Bị: -Đồ dùng của cô:

- Ti vi,trang trí lớp theo chủ đề phương tiện giao thông, tranh ảnh về một số biển báo

và đèn hiệu.

-Đồ dùng của trẻ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phân vai: Vé tàu cho trẻ chơi,đồ chơi nấu ăn,... - Xây dựng: Khối gạch, cột đèn, các chậu hoa,xe.. - Học tập: Tranh ảnh về một số đèn hiệu và biển báo.

- Tạo hình: Bút màu, tranh ảnh về một số đèn hiệu và biển báo cho trẻ tô. - Thư viện: Một số sách về chủ đề

III.Thời gian,địa điểm:

- Địa điểm: Trong lớp - ngoài trời. - Thời gian: 30 phút.

IV. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Trò chuyện với cháu về chủ đề

Một phần của tài liệu chu de giao thong (Trang 63 - 65)