của vật không thay đổi.
* HS: - Do sự nóng lên của Trái Đất mà băng ở hai địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao
- Để giảm tác hại của mực nước biển dâng cao cần có những kế hoạch gì?
biển dâng cao, các nước trên thế giới (đặc biệt các nước phát triển) cần có kế hoạch giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
4. Củng Cố: - GV: Yêu cầu HS nêu lại kết luận chung về sự nóng chảy.
- Nêu một số ví dụ minh họa về sự nóng chảy của một số chất.
5. Hướng dẫn về nhà
- Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C5 vào vở học. Làm bài tập trong SBT. -Xem trước phần tiếp theo
Ngày soạn :05/4/2015 Ngày dạy : 10+11/4/2015
Tiết 29: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC(tiếp theo) I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất.
- Nhận biết được sự đông đặc là quá trình ngược lại với quá trình nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
2. Kỹ năng:
- Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.
- Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ khi tiến hành vẽ đường biểu diễn. II. CHUẨN BỊ:
- Cá nhân: Mỗi em một thước kẻ, một bút chì, một tờ giấy kẻ ô vuông.