Tác động đến thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG SỰ ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ.

4.2. Tác động đến thâm hụt ngân sách.

Thâm hụt ngân sách là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Tình trạng thâm hụt ngân sách có thể dẫn đến một số tác động làm cho lãi suất tăng, đầu tư

giảm, thâm hụt cán cân thanh toán, tác động tới GDP, thất nghiệp, CPI. Thâm hụt ngân sách tác động tích cực hay tiêu cực tới nền kinh tế còn tùy thuộc tỷ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, chúng ta có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Giải pháp trực tiếp: + Vay nợ

+ Phát hành tiền

+ Cắt giảm chi tiêu, tăng thuế…

Những giải pháp này thường không bền vững. - Giải pháp gián tiếp: Tăng trưởng GDP qua:

+ Khu vực quốc doanh + Ngoài quốc doanh + Vốn đầu tư nước ngoài

Giải pháp gián tiếp mang tính triệt để, lâu dài.

Trong lịch sử cũng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và thâm hụt ngân sách. Qua việc nghiên cứu, một gợi ý đưa ra để kiềm chế thâm hụt ngân sách đó là tác động tới CBI. Trong khuôn khổ bài viết nhóm nghiên cứu đưa ra một số phân tích chung nhất về mối quan hệ này.

Nghiên cứu của Pollard (1993) về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW với cán cân ngân sách trong giai đoạn từ năm 1973 - 1989 đã chỉ ra rằng ở những nước có NHTW độc lập cao thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách càng giảm.

Theo Pollard, khi các quan hệ cho vay theo chỉ định hay ứng vốn cho ngân sách không còn chịu sự chi phối của chính phủ thì sẽ tạo ra một kỷ luật trong chi tiêu tốt hơn, qua đó góp phần làm tăng tính minh bạch và tạo ra một cán cân ngân sách bền vững hơn.

Cùng với lạm phát, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam cũng là một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách. Tình trạng thâm hụt ngân sách hàng năm trên dưới 5% GDP và luôn kéo dài trong nhiều năm đã không những làm xói mòn tính kỷ luật trong chi tiêu ngân sách mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia (kể cả nợ trong và ngoài nước).

Hình 3. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với thâm hụt ngân sách.

Nguồn: Pollard, 1993

Hình 4. Mối quan hệ giữa chỉ số độc lập của NHTW với biến thiên của thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w