Tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG IV: TÁC ĐỘNG SỰ ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẾN CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ.

4.3. Tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Trong một thế giới ngày càng trở nên toàn cầu hóa, mặt bằng giá cả trên thế giới tương đối ổn định so với những năm 1980, 1990, một phần là nhờ vào việc NHTW trở nên độc lập hơn. Tuy nhiên, cái giá mà nền kinh tế phải trả cho lạm phát cũng trở nên cao hơn do lạm phát sẽ làm tăng rủi ro quốc gia, tăng chi phí huy động vốn, và giảm năng lực cạnh trên thị trường toàn cầu. Thực tế đòi hỏi NHTW phải có biện pháp ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của những rủi ro do bất ổn tài chính và lạm phát gây ra, và một lần nữa, tăng cường tính độc lập đi đôi với trách nhiệm giải trình có thể giúp thực hiện mục tiêu này.

Có nhiều nghiên cứu xoay quanh tác động của NHTW độc lập đến tăng trưởng kinh tế. Một số người theo trường phái kinh tế học Keynes cổ điển cho rằng một nền kinh tế muốn tăng trưởng thì cần (và có thể chấp nhận) một mức độ lạm phát nhất định. Vì thế, người ta cho rằng việc tăng tính độc lập cho NHTW có thể ảnh hưởng xấu tới kết quả tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu định lượng phủ nhận lập luận này. Chẳng hạn như Grilli và các đồng tác giả (1991) tìm thấy bằng chứng cho thấy việc nâng cao mức độc lập của NHTW không ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng GDP. Các nghiên cứu của Alesina và Summers (1993), Cukierman và các đồng tác giả (1993), De Haan và Kooi (1997) cũng đi đến kết luận tương tự.

Mặt khác, các phân tích thực nghiệm như nghiên cứu của Barro (1991), De Long và Summers (1992), Levine và Renelt (1992) không thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa tính độc lập của NHTW với tăng trưởng sản lượng thực sau khi kiểm soát các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trên thực tế, giữa hai yếu tố này vẫn tồn tại một mối quan hệ gián tiếp rất chặt chẽ thông qua tỷ lệ lạm phát và cán cân ngân sách. Cụ thể, duy trì lạm phát thấp và một cán cân ngân sách cân bằng là những mục tiêu quan trọng vì nó không những tạo điều kiện cho việc phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực của nền kinh tế mà còn giúp

duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Nhìn chung, mặc dù không có mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa mức độ độc lập của NHTW với tăng trưởng kinh tế nhưng giữa chúng vẫn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ thông qua các yếu tố khác một cách gián tiếp. Vì vậy, cải thiện tính độc lập của NHTW cũng một phần tác động đến tăng trưởng kinh tế. Một mô hình NHTW độc lập hơn sẽ giúp kiểm soát tốt lạm phát và làm giảm thâm hụt ngân sách, một CSTT có hiệu lực và hiệu quả sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w