Có 6 mục tiêu chung của NHTW các nước luôn là : Tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, thất nghiệp, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá và ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, thời gian gần đây, mục tiêu ổn định giá cả thông qua thực thi chính sách lạm phát mục tiêu thường được đặt lên hàng đầu và ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật NHNN Việt Nam 2010:
“Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp Điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.”
Tuy có nhiều điểm đổi mới so với trước, song Luật NHNN Việt Nam năm 2010 không có nhiều điểm đột phá về tính độc lập của NHNN trong việc hoạch định và thực thi CSTT quốc gia. Mặc dù định hướng chiến lược của NHNN vẫn là NHTW độc lập trong Điều hành chính sách và độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu tiền tệ. Tuy nhiên, NHNN hiện tại vẫn chưa thực sự đạt được mức độ độc lập theo cả hai tiêu chuẩn này. Về tính độc lập trong mục tiêu tiền tệ thì theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội hàng năm sẽ giao chỉ tiêu cho NHNN. Do chưa đạt được tính dẫn dắt thị trường nên doanh nghiệp
và người dân thường nhìn vào quan điểm của Chính phủ và của Quốc hội về lạm phát và tăng trưởng để Điều chỉnh hành vi của mình hơn là nhìn vào NHNN. Như vậy có thể thấy đối với NHNN Việt Nam, các mục tiêu được thực hiện trong sự thỏa thuận của NHNN Việt Nam với Chính phủ chứ không phải NHNN Việt Nam đơn phương độc lập trong việc đưa ra và thực hiện chính sách.
Mức điểm cho chỉ tiêu này là: 5.