CHƯƠNG III: ĐO LƯỜNG SỰ ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 31 - 34)

NƯỚC VIỆT NAM.

3.1. Mô hình đo lường.

Để đo lường sự độc lập của NHNN Việt Nam, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình của Dumiter (2007) bởi nhưng ưu điểm vượt trội của nó với những thang đo trước đó. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm có đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu vào thang đo để phù hợp với thực tế của Việt Nam.

* NHTW có công bố mức độ sai sót trong dự báo không:

Trong nền kinh tế thị trường, công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép NHTW có những quyết định đúng đắn về việc xác định mục tiêu, lựa chọn công cụ, chính sách sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao. Dự báo không chỉ tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách, cho việc xây dựng chiến lược phát triển, cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch.

Tuy nhiên công tác dự báo không phải là một việc làm đơn giản, đặc biệt là những dự báo mang tầm vĩ mô. Dự báo đòi hỏi lượng thông tin lớn, chất lượng cũng như đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của người thực hiện. Và trong một nền kinh tế biến động phức tạp như ngày nay thì công tác dự báo của NHTW cũng không thể tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Tuy vậy liệu khi xuất hiện những sai sót trong dự báo thì NHTW có trách nhiệm giải trình hay không. Đây cũng chính là một trong những tiêu chí thể hiện trách nhiệm giải trình của NHTW là thấp hay cao.

Mặt khác, về nguyên lý, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW phải tương xứng với mức độ độc lập. Chính vì vậy có thể thấy mối quan hệ giữa việc có hay

không việc giải trình, công bố về những sai sót trong dự báo của NHTW với mức độ độc lập của NHTW. Ở một khía cạnh khác, theo lý thuyết của “Blinder, Goodhart, Hildebrand, Lipton, và Wyplosz, 2001”, tính minh bạch của một NHTW được đo lường bằng khả năng của nó trong việc truyền đạt ý định của mình, và nhờ đó giảm độ bất định của mục tiêu chính sách trong nhận thức của công chúng. Còn theo phương pháp này, Crowe và Meade (2007) đưa ra một hệ chỉ tiêu đánh giá mức độ minh bạch của NHTW theo năm tiêu chí:

Thứ nhất, tính minh bạch về chính trị liên quan tới sự rõ ràng trong quyền hạn pháp lý của NHTW.

Thứ hai, tính minh bạch về kinh tế liên quan tới hoạt động cung cấp thông tin về kinh tế cũng như các dự báo của NHTW.

Thứ ba, tính minh bạch về thủ tục trong việc công bố thông tin về chính sách cũng như thông tin về quá trình ra quyết định chính sách.

Thứ tư, tính minh bạch về chính sách bao gồm việc thông báo và giải thích kịp thời về các hành động chính sách trong tương lai.

Thứ năm, tính minh bạch về tác nghiệp, liên quan đến việc thảo luận về nhiễu kinh tế hay lỗi chính sách có nguy cơ ảnh hưởng tới sự dẫn truyền của chính sách tiền tệ.

Có thể thấy chỉ tiêu giải trình của NHTW về sai sót trong dự báo là 1 trong những chỉ tiêu phù hợp để xét tới tính minh bạch của NHTW hay cấu thành nên tính độc lập của NHTW. Với những phân tích trên nhóm nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu này vào thang đo CBI :

NHTW công bố mức độ sai sót trong dự báo không:

- Có 10 - Không 0

* Các mục tiêu của NHTW có được định lượng hay không:

Các NHTW khác nhau lại có thể có những mục tiêu với thứ tự ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, mục tiêu cuối cùng của các NHTW thường rơi vào sáu nhóm sau: (i) ổn định giá cả, (ii) ổn định tỷ giá, (iii) ổn định lãi suất, (iv) tăng trưởng kinh tế,

(v) tạo công ăn việc làm, và (vi) ổn định hệ thống tài chính. Để đạt được các mục tiêu cuối cùng đó thì NHTW phải thực hiện được các mục tiêu công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất định hướng liên ngân hàng, độ dao động tối đa của tỷ giá, tỷ lệ vốn điều lệ tối thiểu…, các mục tiêu trung gian như cung tiền (M1, M2, M3), tỷ giá, giảm thiểu số ngân hàng bị phá sản…

Trong các mục tiêu của NHTW không phải bất cứ mục tiêu nào cũng có thể lượng hóa được. Tuy vậy vẫn có những mục tiêu mà NHTW có thể xác định một cách cụ thể. Việc làm này giúp cho NHTW dễ dàng kiểm soát quá trình thực hiện, đưa ra các chính sách để điều chỉnh một cách có định hướng qua đó tiến tới đạt được các mục tiêu cuối cùng. Bên cạnh đó, việc định lượng các mục tiêu cũng chứng tỏ tính độc lập của NHTW cao hơn. Tại sao lại có thể khẳng định điều này?

Như đã biết sự độc lập về chính sách có hai khía cạnh, đó là độc lập về mục tiêu trung gian và công cụ chính sách của NHTW. Nếu NHTW được quyền định lượng các mục tiêu thì rõ ràng sự độc lập về mục tiêu trung gian nói riêng và sự độc lập về chung cũng được cải thiện.

Một cách giải thích khác là dựa vào tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của NHTW. Một trong những cơ chế để NHTW nhận trách nhiệm và có nghĩa vụ giải trình về các hoạt động của mình như sau:

Nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm về các mục tiêu đã cam kết: NHTW phải có nghĩa vụ giải trình thêm với Chính phủ (Bộ Tài chính) và Quốc hội, giải thích về các mục tiêu đề ra cũng như biện pháp, khoảng thời gian cần thiết đạt được. Do đó việc định lượng mục tiêu sẽ làm rõ ràng hơn việc giải trình này. Cũng dựa vào việc định lượng cụ thể mà công tác đánh giá hiệu quả hơn, việc chịu trách nhiệm trở nên rõ ràng hơn. Và như vậy độc lập về mặt giải trình cũng như chịu trách nhiệm của NHTW được nâng cao.

Dựa trên những phân tích trên nhóm đề xuất đưa vào thang đo CBI chỉ tiêu định lượng mục tiêu của NHTW như sau:

NHTW có định lượng các mục tiêu của CSTT không:

- Có 10 - Không 0

3.2. Đo lường sự độc lập của NHNN Việt Nam.3.2.1. Sự độc lập chính trị và luật pháp của NHTW. 3.2.1. Sự độc lập chính trị và luật pháp của NHTW.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính độc lập của ngân hàng trung ương và một số hàm ý chính sách với việt nam (Trang 31 - 34)