- Theo quan điểm hệ thống
1.3.5.5 Chạy thử, sửa chữa và hoàn chỉnh bài dạy.
Sau khi thiết kế xong cần phải chạy thử để kiểm tra phát hiện các sai sót và đảm bảo tính logic của bài giảng, tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện bài giảng.
1.3.6 Cấu trúc một BGĐT
Cấu trúc bài giảng điện tử phải thể hiện được kiến thức của bài học, thể hiện được tính đa phương tiện và tính tương tác của bài học. Cấu trúc của bài giảng điện tử có thể được thể hiện như sau:
Hình 1.2: Cấu trúc của bài giảng điện tử
1.3.7 Yêu cầu đối với một BGĐT
BGĐT phải thoả mãn các yêu cầu sau: Có đầy đủ yêu cầu nội dung bài học
BGĐT phải đảm bảo chính xác về thông tin, nội dung bài học và đảm bảo sai sót là ít nhất.
Nội dung lý thuyết bài học cô đọng và được minh hoạ bằng các bảng biểu, hình vẽ, âm thanh … sinh động hấp dẫn.
Có tính tương tác cao giúp người học tích cực trong quá trình học, tăng khả năng tiếp thu đồng thời có những tư duy, đào sâu kiến thức.
Nội dung bài học phải được sắp xếp từng mục từng bài theo thứ tự từ dễ đến khó, có nhấn mạnh phần trọng tâm bài học. Tên bài học Lý thuyết Minh hoạ Bài tập Mục 1.1 Mục 1.2 Mục 1.k Kiểm tra ... Mục 1 Mục 2 Mục n
Bài kiểm tra
Tổng kết ...
Biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học tíchh cực để có những minh hoạ, mô phỏng hoặc các tác động tích cực khác.
Biết xây dựng và sử dụng hài hoà hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra cho từng nội dung, từng đối tượng học sinh nhằm giới thiệu một nội dung mới, hoặc để liên kết các nội dung, hoặc dùng để kiểm tra đánh giá người học.