Tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học cung cấp điện (Trang 27 - 28)

- Theo quan điểm hệ thống

1.3Tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử 1 Khái niệm

1.3.1 Khái niệm

Với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin và thông tin qua mạng, việc biện soạn bài giảng điện tử cũng phát triển rất mạnh mẽ nhưng khái niệm về bài giảng điện tử thì chưa hoàn toàn thống nhất một khái niệm chính xác và cụ thể, khái niệm này được một số tác giả đưa ra như sau:

- Theo Quách Tuấn Ngọc: "Bài giảng điện tử đơn giản có thể là một đoạn văn bản, một tệp âm thanh, hình ảnh, một bài trình chiếu hay cũng có thể là một bài giảng multimedia (có thể kết hợp nhiều đoạn văn bản, âm thanh, hình ảnh) được tạo ra giúp các giáo viên sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy".

- Theo Lê Công Chiêm: "Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường Multimedia do máy tính tạo ra". [7,tr44]

Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường Multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (Text), đồ hoạ (Graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip).

Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được multimedia hoá

- Bài giảng điện tử là tập hợp các học liệu điện tử được tổ chức theo một kết cấu sư phạm để có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học.

Như vậy có thể hiểu bài giảng điện tử là tập hợp những tài nguyên số dưới hình thức các đối tượng học tập, xâu chuỗi với nhau theo một cấu trúc nội dung, định hướng theo chiến lược giáo dục của nhà thiết kế, bài giảng điện tử còn được gọi là khóa học điện tử hay cua học (tiếng anh là course) điện tử.

Có thể thấy rằng các khái niệm chưa hoàn toàn thống nhất nhưng có một số điểm chung đó là đều nêu lên sự tích hợp của nhiều dạng văn bản và hình ảnh được số

hoá, và được giáo viên thể hiện thông qua ý tưởng sáng tạo của bản thân, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy và học nhằm kích thích khả năng học tập của học sinh. Trong đó một BGĐT phải thoả mãn được một số yêu cầu:

 Bài giảng điện tử bắt buộc phải có các học liệu điện tử đa phương tiện đạt tối thiểu từ 50% đến 60% thời lượng môn học tính theo số tiết.

 Bài giảng điện tử tương ứng với một học phần hoặc một môn học.

Tóm lại, khi tổ chức hoạt động dạy học, BGĐT là một chương trình dạy học được giáo viên điều khiển theo một tiến trình dạy học thông qua việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với việc tổ chức hợp lý các hình thức dạy học để thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Một phần của tài liệu Xây dựng bài giảng điện tử cho môn học cung cấp điện (Trang 27 - 28)