- Theo quan điểm hệ thống
3. Các ngành đang đào taọ Cao đẳng nghề-Trung cấp nghề
1.4.3 Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử môn học Cung cấp điện tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
Chương trình môn học Cung cấp điện của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Lao động và Thương binh xã hội. Nhìn từ góc độ đánh giá thực tế khách quan thì việc dạy và học môn Cung cấp điện tại trường hiện nay có một số vấn đề cần chú ý, cụ thể là:
Đội ngũ giảng dạy môn học Cung cấp điện của trường hiện nay hầu hết là các giáo viên không thuộc chuyên ngành. Đây là một môn học chuyên ngành với các sinh viên ngành điện nói chung và nghề điện công nghiệp nói riêng, môn học được bố trí với thời gian học 45 tiết lý thuyết và 120 giờ học thực hành.
Hiện nay việc giảng dạy môn học này vẫn duy trì ở 2 phần riêng biệt là Lý thuyết và thực hành, thời gian bố trí học không gần nhau mà tuỳ thuộc vào tiến độ đào tạo đã sắp xếp nên việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành không được đồng thời dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
Ngoài ra phải kể đến phương pháp dạy học của các giáo viên hiện nay chưa thu hút học sinh vì còn tình trạng dạy học “chay”, tận dụng các bản vẽ đã có sẵn không tận dụng hết các thiết bị thực tế đã có và không có sự sáng tạo trong giảng dạy, còn tâm lý ngại đổi mới theo các phương pháp dạy học tích cực gây ra tâm lý chán nản cho người học.
Mặt khác nhiều SV chưa nhận thức rõ hoặc chưa đầy đủ về tầm quan trọng, về vai trò, vị trí của môn học đối với ngành nghề đào tạo nên không tập trung nghiên cứu.
Thời gian để biên soạn và chuẩn bị một BGĐT là vấn đề quan trọng vì muốn soạn được một bài giảng tốt cần có sự đầu tư không nhỏ về cả thời gian và công sức. Trong khi đó tất cả các giáo viên phải đảm nhận số lượng giờ tương đối nhiều, phải dạy đồng thời nhiều môn học và tham gia các công tác khác kết hợp với tâm lý “ngại” chuẩn bị nên việc xây dựng BGĐT vẫn chưa có kết quả.
Với các bài giảng truyền thông sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giúp người học hiểu những môn học mang tính trìu tượng, bài giảng điện tử giúp giáo viên truyền đạt kiến thức dễ dàng hơn cũng như người học tiếp thu kiến thức một cách chính xác nhất. Ngày nay internet là một công cụ rất hữu hiệu để chia sẻ cũng như cập nhật những kiến thức cần thiết, bài giảng được đưa lênđể người học có thể học trực tuyến qua internet vì vậy phải xây dựng bài giảng điện tử môn học cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao của người học
Kết luận chương 1:
Trong chương 1 tác giả đã trình bày nội dung nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng bài giảng điện tử, trình bày về tổng quan soạn bài giảng điện tử, công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử, tiếp cận phương pháp dạy học qua bài giảng điện tử và thực trạng dạy học môn cung cấp điện tại trường. từ đó làm cơ sở để tác giả xây dựng lên bài giảng điện tử môn Cung cấp điện cho hệ cao đẳng nghề nghành điện công nghiệp tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định. Trong chương 2 tác giả đi vào nghiên cứu biên soạn bài giảng điện tử.
Chương II