Kết quả cho vay KHCNtại Agribank Long An

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 52 - 56)

Thành tựu trong cho vay cá nhân mà Agribank Long An đạt được trong thời gian qua đã góp phần vào thành tựu chung trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, và ngược lại những thành tựu trong hoạt động cho vay nói chung tại chi nhánh đã mang lại cho hoạt động cho vay cá nhân những kết quả tốt. Có thể nêu ra những thành tựu đạt được như sau:

Đội ngũ nhân viên ngày càng được nâng chất về nghiệp vụ tín dụng nói chung và nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng nói riêng, thực hiện việc luân chuyển nhân viên theo định kỳ: Hai yếu tố quan trọngnhất đối với một cán bộ ngân hàng là năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

Năng lực chuyên môn được thể hiện ở trình độ cán bộ và khả năng tác nghiệp, thời gian qua lãnh đạo Agribank Long Anđã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là nhân viên từ khâu tuyển dụng đến khâu đào tạo lại cán bộ. Hàng năm, Agribank Long An luôn có các chương trình đào tạo bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng thẩm định tín dụng nói chung và nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng nói riêng cho bộ phận tín dụng, đây là bộ phận luôn được ưu tiên với số lượt đào tạo cao nhất so với các bộ phận nghiệp vụ khác trong đơn vị. Hầu hết nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, chỉ có số ít nhân viên lớn tuổi có trình độ cao đẳng và trung cấp. Tất cả nhân viên đều có trình độ ngoại ngữ và tin học ứng dụng từ B trở lên, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động tín dụng. Điều này có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững củađơn vị.

Bên cạnh việc nâng chất về chuyên môn, lãnh đạo Agribank Long Ancũng rất chú trọng đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhất là nhân viên. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là lĩnh vực luôn tiếp xúc với tiền bạc,nên đạo đức kinh doanh luôn là một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu. Agribank Long An chú trọng tạo ra môi trường làm việc minh bạch, tuân

42

thủ pháp luật và những qui định của ngành, giữ vững sự nghiêm minh trong đơn vị, xử

lý nghiêm các vụ việc vi phạm nhất là những vi phạm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, xác định trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu.

Ngoài ra, trong công tác quản lý cán bộ, lãnh đạo Agribank Long An còn thường xuyên luân chuyển nhân viên. Theo đó thời gian công tác địa bàn của nhân viên tối đa là 18 tháng phải hoán đổi địa bàn một lần (đặc thù của Agribank Long An là mỗi nhân viên phụ trách một xã, phường). Việc luân chuyển này nhằm mục đích ngăn ngừa rủi ro phát sinh liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,cũng như sự chủ quan hay móc nối với khách hàng quen biết trong khâu xét duyệt cho vay của nhân viên. Ban giám đốc Agribank Long An luôn quan tâm và xem đây là công việc cần thiết trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Với tất cả những nỗ lực trên, trong 3 năm trở lại đây tại Agribank Long An chưa phát sinh những rủi ro tín dụng nào có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Hệ thống thông tin, dữ liệu khách hàng ngày càng được hiện đại hóa:Đây là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Từ năm 2010, Agribank Long An đã áp dụng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) của Agribank Long An do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Không giống như mô hình giao dịch trên foxpro trước đó – mô hình giao dịch cục bộ có nhiều khiếm khuyết. IPCAS là hệ thống giao dịch trực tuyến, bắt buộc người sử dụng phải nhập đầy đủ các thông tin cần thiết của từng món vay, đã giúp Ban Giám đốc Agribank Long Anluôn cập nhật và nắm bắt kịp thời những số liệu hoạt động trong toàn hệ thống, ngồi tại Agribank Long An lãnh đạo có thể truy xuất dữ liệu để xem xét tình hình hoạt động tại một chi nhánh hay phòng giao dịch bất kỳ nào trong toàn tỉnh tại thời điểm bất kỳ, về tình hình dư nợ, huy động tiết kiệm, phân loại nợ, xếp loại khách hàng..., từ đó có những đánh giá và chỉ đạo kịp thời các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Điều này đã góp phần ngăn ngừa những rủi ro tín dụng.

Ngoài ra, trong thời gian qua Agribank Long Anvà các chi nhánh trực thuộc cũng đã chấp hành tốt quyền phán quyết tín dụng, thực hiện phân loại nợ và trích lập

43

dự phòng rủi ro theo qui định, tích cực thu thập các thông tin, dữ liệu về khoản vay để thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống giao dịch nội bộ theo quy định của Agribank Long An. Làm được những việc trên đã góp phần giúp cho hoạt động cho vay nói chung và cho vay cá nhân nói riêng của chi nhánh đạt được những kết quả tốt.

4.2.2.2. Những hạn chế

- Về công tác marketing, tiếpthị

Hoạt động marketing tuy đã có bước đột phá nhất định, đưa ra một số chương trình khuyến mại phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển cho vay cá nhân của Agribank Long An. Tuy nhiên, một số chi nhánh chưa thực sự quan tâm tới chương trình cho vay cá nhân, không thực hiện triển khai quảng cáo, tiếp thị tới khách hàng dẫn tới hiệu quả của chương trình chưa cao, chưa có sức lan tỏa rộng.

- Công tác chăm sóc khách hàng

Công tác chăm sóc, hỗ trợ khách hàng chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, việc chăm sóc, hỗ trợ khách hàng qua điện thoại tại phòng Dịch vụ khách hàng của Trung tâm dịch vụ cho vay tiêu trong tình trạng quá tải, chỉ có

thể đáp ứng một phần so với nhu cầu cần hỗ trợ của lượng lớn khách hàng.Ngoài ra, Agribank Long An chưa có hệ thống quản lý, chăm sóc khách hàng trung thành

(Loyalty) như một số NHTM khác cũng phần nào làm ảnh hưởng đên chât lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

-Hạn chế về công nghệ

Hiện tại, Agribank Long An chưa có chương trình phần mềm, hệ thống quản lý hỗ trợ công tác đối chiếu hồ sơ thủ tục, phê duyệt, phân tích tín dụng do đó việc đối chiếu, phân tích chủ yếu phải thực hiện thủ công nên hiệu quả công việc chưa cao.

- Về công tác đánh giá rủi ro và lựa chọn khách hàng.

Ngân hàng chưa sử dụng những kỹ thuật phòng tránh và ngăn ngừa rủi ro hiệu quả mà chỉ dựa trên những nhận định cảm quan, kinh nghiệm và những phân tích truyền thống vốn chứa nhiều nguy cơ cho kết quả không chính xác. Bởi lẽ ngay từ bước đầu lựa chọn khách hàng thì ngân hàng cũng chỉ thông qua phân tích tài chính,

dựa vào các bảng báo cáo để tính toán các chỉ tiêu nhằm đưa ra quyết định. Các khách hàng không được đo lường mức độ rủi ro một cách chính xác thông qua các phương

44

pháp hiện đại. Đây không phải điểm yếu của riêng của Agribank Long Anvì hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có các ngân hàng lớn hoặc tại các hội sở mới bắt đầu áp dụng các chương trình,các phần mềm tính toán đo lường rủi ro để cảnh báo và ngăn ngừa rủi ro từ đầu. Thậm chí tại các ngân hàng lớn thì việc này cũng mới được áp dụng và những kỹ thuật hiện đại được sử dụng cũng vẫn còn là các phương pháp đơn giản nhất trong số các phương pháp.

Về quản lý khách hàng thì hiện nay ngân hàng căn bản là quản lý trên hồ sơ chứ việc nắm bắt các hoạt động hiện tại của họ ra sao thì rất hạn chế.Do số lượng và trình độ cán bộ là có hạn nên đòi hỏi cán bộ theo dõi sát sao quá tình hoạt động và thực hiện dự án của khách hàng sau vay vốn là yêu cầu khó thực hiện. Hơn nữa mỗi cán bộ tín dụng không phải chỉ quản lý một khách hàng duy nhất mà sau khi ký hợp đồng với khách hàng này thì họ còn phải tiếp tục tiếp cận các khách hàng khác. Chính vì thế ở Agribank Long An công tác quản lý khách hàng sau vay vốn còn nhiều hạn chế. Các điều kiện vay vốn mới chỉ được quan tâm trước khi ký hợp đồng, còn trong quá trình

sử dụng vốn thì việc kiểm soát khách hàng có còn tiếp tục thỏa mãn các điều kiện đó không lại chưa được quan tâm đúng mức. Một nguy cơ nữa đối với ngân hàng là tình trạng cho vay không đảm bảo đối với các khách hàng quen thuộc. Mặt tích cực là điều này thể hiện mối quan hệ đã được tạo dựng và duy trì tốt, niềm tin giữa khách hàng và ngân hàng đã được khẳng định. Tuy nhiên nếu điều này bị lạm dụng ngân hàng có thể gặp phải những hậu quả khôn lường nếu rủi ro tín dụng xảy ra.

- Về công tác kiểm soát vàquản lý rủi ro

Việc tính toán và kiểm soát rủi ro ở Agribank Long An chi nhánh huyện Yên Khánh đang gặp một vấn đề là do rủi ro không được dự báo tốt nên việc kiểm soát phần nhiều mang tính đối phó. Ngân hàng có tiến hành tổ chức, phân công cán bộ quản trị nhưng là khi rủi ro đã nhìn thấy dấu hiệu rõ ràng, các khoản nợ xấu được xử lý khi đã quá xấu. Mặc dù đến nay các rủi ro bị phát hiện đã được xử lý tương đối tốt, chưa có khoản nợ xấu nào gây hậu quả nghiêm trọng nhưng điều này không đảm bảo trong tương lai những khoản nợ xấu khác cũng được xử lý và an toàn như vậy.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ chính thói quen, tâm lý làm việc của cán bộ tín dụng. Trước hết là do chủ quan, sau nữa là một bộ phận cán bộ có tâm lý muốn che dấu những vấn đề xảy ra khi mớ phát hiện, muốn giải quyết trước khi để

45

cấp trên biết. Điều này rất nguy hiểm vì không phải món nợ có vấn đề nào cũng dễ xử lý và giải quyết kể cả khi phát hiện được sớm, nếu cứ cố che dấu không để món nợ xấu được tổ chức xử lý kịp thời rất có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau. Một nguyên nhân khác chính là do ngân hàng thực hiện quản lý khách hàng sau vay vốn chưa tốt như đã phân tích ở trên dẫn đến không phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường để khi khoản nợ đã có biểu hiện xấu rõ ràng thì mới được nhận ra.

- Về công tác đánh giá mức độ rủi ro tín dụng

Điểm yếu của ngân hàng là thiếu chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng không có một hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng dẫn đến một thực tế là ngân hàng không có một số liệu nào phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải. Ngân hàng không sử dụng một công thức nào để đo lường hay dự báo được rủi ro hoặc các tác động khi rủi ro đã xảy ra rồi. Đó là những kết quả về các món nợ xấu ngân hàng phải xử lý hay con sốdự phòng rủi ro trích lập hàng năm.

Ngân hàng chưa có quản trị rủi ro đúng nghĩa mà chỉ là các biện pháp rời rạc nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Trên thực tế, việc dự đoán và tính toán mức độ rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Rủi ro chỉ được biết đến khi nó đã xảy ra và gây hậu quả, sau đấy cán bộ ngân hàng mới họp bàn nhằm tìm biện pháp xử lý thích hợp. Mỗi phòng ban thực hiện một nhiệm vụ cụ thể và độc lập, rủi ro của bộ phận nào thì bộ phận ấy tự xử lý. Như vậy dẫn đến một hệ quả là quản trị rủi ronằm rải rác và phân tán ở các phòng nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 52 - 56)