Thiết kế nghiêncứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 40)

Phương pháp định lượng được tiến hành trên cơ sở những quan sát về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại Agribank Long An. Từ những yếu tố được nhận diện bằng phương pháp định tính, phương pháp định lượng sẽ đánh giá vai trò của từng yếu tố đối với khả năng trả nợ của khách hàng.

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính áp dụng trong đề tài này là nghiên cứu tại bàn (desk research), đó là thực hiện khai thác các thông tin, nguồn dữ liệu thứ cấp trên các báo cáo nghiên cứu trước đây, các bài đăng trên báo, website, cổng thông tin điện tử, các văn bản quy định pháp luật, báo cáo của các cơ quan chuyên môn nhằm khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN. Đồng thời làm cơ sở hoàn thiện và phát triển thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN

tại ngân hàng. (Bảng khảo sát được xây dựng dựa theo các thông tin có sẵn từ những nghiên cứu trước đây có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm văn hóa của Việt Nam và địa phương).

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bảng câu hỏi ban đầu với 12 người. Nghiên cứu sơ bộ định lượng này đùng để

30

đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng cách tiếp cận nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi chính thức. Kích thước mẫu của nghiên cứu này là 230 khách hàng, được thực hiện từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015. Mục đích là dùng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và giả thuyết

trong mô hình.

3.3.2. Mẫu nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết, bước đầu tác giả đã xây dựng thang đo dự kiến để đo lường các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất.

Dựa trên quan điểm của Bolen, tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng, nghiên cứu này có tổng số thông số ước lượng là n = 11, vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải đạt là 55 (tuân theo tỷ lệ 5:1). Nếu dựa trên quan điểm của Hair & cộng sự thì cỡ mẫu tối thiểu phải lớn hơn 150. Theo Anderson & Gerbing

(1988), trong ứng dụng nghiên cứu thực tế, cỡ mẫu từ 150 hoặc lớn hơn thường là cần thiết để có được ước lượng các thông số với sai số chuẩn đủ nhỏ. Như vậy, cỡ mẫu lớn hơn 150 là có thể chấp nhận được. Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được cho nghiêncứunày là150. Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu). Từ những lập luận trên đây, nghiên cứu đã phát ra 230 phiếu điều tra.

Nghiên cứu, dự kiến sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên với kích thước mẫu là n = 230, thể hiện cho hồ sơ của 230 khách hàng.

3.3.3. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một trong hai hình thức của thống kê (thống kê mô tả và thống kê ứng dụng). Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thường như số trung bình (Mean), số trung vị (Median), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Standard deviation) cho các biến số liên tục và các tỷ số (Proportion) cho các biến số không liên tục. Trong các phương pháp thống kê, các đại lượng thống kê mô tả chỉ được tính đối với các biến định lượng.

31

3.3.4. Hồi quy tuyến tính

Hồi quy tuyến tính logit sẽ được sử dụng trong tiến trình nghiên cứu. Sau khi xây dựng được mô hình hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất, để đảm bảo sự tin cậy của mô hình xây dựng, tác giả tiến hành kiểm định một số khuyết tật như:

- Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: Tác giả sử dụng tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi.

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình: Đa cộng tuyến là một hiện tượng trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau

và rất khó tách ảnh hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép (tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 2 nghĩa là các biến độc lập không có tương quan

tuyến tính với nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày khái quát về các mô hình nghiên cứu áp dụng trong định lượng, định tính và các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài.

Chương 3 cũng đã trình bày mô hình Logit sẽ áp dụng trong chương 4 để đo lường khả năng trả nợ của KHCN trên địa bàn tỉnh Long An.

Những nội dung của chương 3 sẽ làm cơ sở để vận dụng vào phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong chương 4 và chương 5.

32

CHƯƠNG 4: KẾT QU NGHIÊN CU

4.1. Tổng quan về Agribank Long An. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Long An.

Tỉnh Long An có vị trí địa lý đặc biệt, vừa nằm ở khu vực Tây Nam Bộ vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

- Phía Bắc giáp với Vương quốc Campuchia.

- Phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp.

- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 4.492,3 km2;dân số trên 1,4 triệu người trong đó nông thôn chiếm 82,61%, thành thị chiếm 18,39%, với khoảng 1.000.000 người

trong độ tuổi lao động. Long An có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thành phố Tân Anlà đô thị loại 3, là trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh, ngoài ra còn có 3 đô thị loại 4 là thị trấn Hậu Nghĩa (huyện Đức Hòa), thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức) và thị trấn Mộc Hóa (huyện Mộc Hóa).

Long An là vùng nông nghiệp từ lâu và là tỉnh công nghiệp nổi bật trong những năm gần đây, công nghiệp chiếm khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, luôn đứng trong top 10 về chỉ số cạnh tranh và vốn đầu tư nước ngoài FDI, hiện có khoảng 21 cụm khu công nghiệp.

Loại hình doanh nghiệp: Tổng số doanh nghiệp: 2.988, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước 29 DN, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước 2.789 DN

Long An là thị trường tiềm năng để phát triển sản phẩm dịch vụ và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Trên địa bàn tỉnh Long An hiện có hơn 33 NHTM cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, thị phần.

Tình hình chung năm 2015 khó khăn nhiều mặt, nhưng dưới sự tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân đã nổ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-

33

4.1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Agribank Long An.

Ngày 20/06/1988, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 21/NH-TCCB về việc thành lập Chi nhánh Agribank Long An trên cơ sở trước đó là Ngân hàng Nông công thương tỉnh Long An và một bộ phận của Ngân hàng Đầu tư Xây dựng tỉnh Long An. Kể từ đó Chi nhánh Agribank Long An chính thức đi vào hoạt động với cơ cấu tổ chức ban đầu gồm một hội sở và 10 chi nhánh huyện. Đến ngày 22/12/1990 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 603/NH-QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng Phát triển nông nghiệp trước đây. Đến năm 1998 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN ngày 02/6/1998 về việc thành lập các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Agribank trên cơ sở Ngân hàng Nông nghiệp trước đây. Như vậy, từ 01/7/1988 Agribank Long An chính thức hoạt động dưới tên gọi và chức năng như hiện nay.

Agribank Long An đã tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các dự án của các tổ chức tài chính tín dụng, ngân hàng quốc tế, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, AFD… do Agribank ủy thác. Ngoài ra, Agribank Long An thường xuyên thực hiện kiểm toán từ năm 1993 đến nay theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, được xác nhận là NHTM lành mạnh, đủ tin cậy.

Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành Agribank Long An đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách để đổi mới tổ chức và hoạt động kinh doanh theo chỉ đạo của Agribank nhằm phù hợp với cơ chế thị trường, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh Long An phát triển. Đến nay Agribank Long An đã giữ vị trí chủ đạo trong hoạt động ngân hàng của tỉnh Long An và có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Hiện nay, Agribank Long An có mạng lưới kinh doanh rộng lớn phủ trùm các huyện, thành phố của tỉnh Long An, trong đó có 1 chi nhánh loại I, 19 chi nhánh loại III và10 phòng giao dịch. Hội sở chính của Agribank Long An nằm tại số 1 Võ Văn Tần, phường 2, thành phố Tân An, tỉnh Long An, là Chi nhánh loại I, còn lại 19 chi nhánh loại III nằm rải đều 14 huyện, thành phố và các cụm, khu công nghiệp, các

34

phòng giao dịch nằm ở các vùng thị trấn, thị tứ sầm uất, nơi đông dân cư, nơi kinh tế phát triển của tỉnh Long An.

Agribank Long An có khoảng 533 cán bộ nhân viên được đào tạo có hệ thống đạt trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng phục vụ khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nối mạng vi tính từ hội sở với 29 đơn vị chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Ngoài ra, chi nhánh còn nối mạng với 158 đơn vị thành viên trực thuộc Agribank và thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử trong toàn hệ thống Agribank.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Long An

Nguồn: Báo cáo cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Long An năm 2012

Cơ cấu tổ chức của Agribank Long An bao gồm:

- Đứng đầu bộ máy quản lý Chi nhánh là Ban giám đốc Agribank Long An, dưới Ban giám đốc có 08 phòng chức năng: phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tín dụng, phòng Kinh doanh ngoại hối, phòng Điện toán, phòng Kiểm tra kiểm soát nội

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch Tổng hợp Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Tín dụng Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng Hành chánh và Nhân sự Phòng Kế toán và Ngân quỹ 5 NHNo & PTNT Khu vực 14 NHNo & PTNT Thành phố, Huyện 02 Phòng Giao dịch Cần Đốt, Bình Tâm Phòng Giao dịch Mỹ Quý Tây Phòng Điện toán Phòng Giao dịch Gò Mối Phòng Giao dịch Tân Mỹ Phòng Giao dịch Bình Phong Thạnh Phòng Giao dịch Lương Bình Phòng Giao dịch Long Hòa Phòng Giao dịch Tân Tập Phòng Giao dịch Hậu Thạnh Đông Phòng Dịch vụ và Marketing

35

bộ, phòng Hành chánh và nhân sự, phòng Kế toán và ngân quỹ, phòng Dịch vụ

marketing. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- 19 chi nhánh loại III.

- 02 phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánhLong An.

- 08 phòng giao dịch trực thuộc các Agribank huyện.

4.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank Long An 4.1.3.1. Tình hình tín dụng 4.1.3.1. Tình hình tín dụng

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng và suy thoái, thị trường vốn, lãi suất, vốn huy động và dư nợ cho vay liên tục giảm, song với sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank đã khẳng định vị trí và vai trò là NHTM hàng đầu đối với thị trường tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nước, góp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Là một đơn vị trực thuộc Agribank, chi nhánh tại tỉnh Long An thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ cho nhu cầu phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng của ngành nông nghiệp... Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện các khoản cho vay, tài trợ dự án đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay tiêu dùng. Hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là hoạt động cho vay còn các hoạt động khác như chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, cho thuê tài chính,… chỉ chiếm một phần rất nhỏ.

Theo thành phần kinh tế, khách hàng chính của ngân hàng vẫn là các cá nhân và hộ sản xuất. Như đã biết, trong năm vừa qua, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, kiềm chế nhập siêu,… và đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị Quyết 11 được thể hiện xuyên suốt trong điều hành vĩ mô của Chính phủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cá nhân và hộ sản xuấtcũng như của Ngân hàng. Bởi thế so với năm 2012, dư nợ cho vay cá nhân và hộ sản xuất trong năm 2014 đạt 9.357 tỷ đồng, tăng 1.608 tỷ đồng. Dư nợ doanh nghiệp đạt 433 tỷ đồng, giảm108 tỷ tương ứng -11,6% so với năm 2013.

36

Bảng 4.1: Tı̀nh hı̀nh cho vay của Agribank chi nhánh Long An 2012-2014

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền 2012/2011 Số tiền 2013/2012 Số tiền 2014/2013 (%) (%) (%) Tổng dư nợ tín dụng 8.290 9.367 13.2 9.790 4,5

Dư nợ theo loại tiền

Dư nợ nội tệ 8.268 17,6 9.367 9.788 4,5

Tỷ trọng (%) 99,91 100 99,98

Dư nợ ngoại tệ

(Đã quy đổi VNĐ) 7,8 100 0 1,7 100

Tỷ trọng (%) 0,01 0 0,2

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Dư nợ doanh nghiệp 541 21,6 490 -9,4 433 -11,6 Tỷ trọng (%) 6,5 5,2 4,4 Dư nợ cá nhân, HSX 7.749 17,4 8.877 14,6 9.357 5,4 Tỷ trọng (%) 93,5 94,7 95,6

Dư nợ theo thời hạn cho vay

Ngắn hạn 5.677 6.314 11,2 6.120 -3,1

Tỷ trọng (%) 68,5 67,4 62,5

Trung và dài hạn 2.613 3.053 16,8 3.668 20,1

Tỷ trọng (%) 31,5 32,6 37,5

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribankchi nhánh Long An

Xét về dư nợ cho vay theo thời gian, chi nhánh có xu hướng cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn vì hầu hết các cá nhân và hộ sản xuất đều cần những khoản vốn ngắn hạn để chi trả các khoản chi phí cho việc SXKD của mình. Song, dư nợ trung và dài hạn năm 2014 cũng đều tăng so với năm 2012, năm 2013

37

mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tình hình vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng của nền kinh tế. Điều này chứng tỏ chi nhánh có mối quan hệ rất tốt đối với các khách hàng truyền thống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.1. Dư nợ tín dụng tại Agribank Long An 2012-2014

Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2012 – 2014 của Agribank Long An đều đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, đã tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chủ trương của Chính phủ, NHNN Việt Nam về hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng vay vốn theo các quyết định để kính cầu nền kinh tế: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về việc cho vay xây dựng nông thôn mới, chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch…, Quyết định số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29 tháng 08 năm 2014 của Tổng giám đốc Agribank về quy định cho vay đối với khách hàng vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/07/2014 của Chính phủ về một số chính sách thủy sản.

4.1.3.2. Chất lượng tín dụng

Tổng nợ xấu chi nhánh đến ngày 31/12/2014 là 159 tỷ đồng, chiếm 1,62% tổng dư nợ, tăng 64 tỷ đồng so với năm 2013 và tăng 95 tỷ đồng so với 2012.

Chi nhánh đã trích dự phòng được 27 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng (-40%) so với năm 2013; thực hiện đạt 54% so với kế hoạch năm 2014.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 40)