Một số nghiêncứu trong nước

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 30 - 33)

Nghiên cứu của Kleimeier và Thanh (2006), đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng chịu tác động của các yếu tố: Thời gian giao dịch với ngân hàng, giới tính, số lần vay nợ tín dụng, thời gian vay nợ, thời gian cư trú tại địa chỉ hiện tại, tình trạng hôn nhân, điện thoại bàn, mục đích vay. Tác giả sử dụng mô hình Logit với 56.037 mẫu dữ liệu từ các NHTM ở Việt Nam trong cùng một ngày nhất định của năm 2005.

Nghiên cứu của Vương Quân Hoàng (2006)về phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm thể nhân. Mục tiêu nghiên cứu của tác giả nhằm xây dựng mô hình định mức tín nhiệm trên cơ sở giải quyết hai bài toán là phân nhóm khách hàng và phân biệt khách hàng. Tác giả tiến hành khảo sát 1727 khách hàng tại Techcombank nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến Mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản khách hàng có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Các biến còn lại có tác động trái chiều lên biến phụ thuộc.

Nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang. Nghiên cứu sử dụng số liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 436 nông hộ có vay vốn trong năm 2009 và đến 31/12/2009 vẫn còn dư nợ, thông qua mô hình Probit

nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ. Kết quả phân tích cho thấy khả năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ có tương quan thuận với thu nhập sau khi vay và số thành viên trong gia đình có thu nhập, nhưng lại có tương quan nghịch với lãi suất đi vay. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng trả nợ đúng hạn của họ càng cao. Cuối cùng, kết quả phân tích định lượng còn cho thấy rằng khả năng trả nợ đúng hạn của những hộ đi vay vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cao hơn những hộ vay vốn sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp.

Nghiên cứu của Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Trường Kỳ (2012), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc trả nợ vay đúng hạn của nông hộ tại Thành phố Cần Thơ với 300 mẫu phỏng vấn trực tiếp các nông hộ có vay vốn chính thức trên địa bàn

Thành phốCần Thơ. Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit và phần mềm Stata cho thấy lãi suất vay vốn tỷ lệ nghịch với trả nợ vay đúng hạn của nông hộ, còn các yếu tố mục

20

đích sử dụng vốn vay, thu nhập của hộ trong năm và số thành viên có thu nhập trong gia đình có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ nay đúng hạn của nông hộ.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các biến

Số thứ tự Biến Nghiên cứu Dấu kỳ vọng

1

Tuổi (age) C. A. Wongnaa1, D. Awunyo-

Vitor (2013) +

2

Giới tính (sex)

Shaik Abdul Majeeb PASHA (2014); C. A. Wongnaa1, D. Awunyo-Vitor (2013)

+

3 Trình độ (level) Dadson Awunyo-Vitor (2012) +

4 Nghề nghiệp của khách hàng (Job) Dadson Awunyo-Vitor (2012) + 5 Tình trạng hôn nhân

Mohammad Reza Kohansal

(2009) +

6 Số người phụ

thuộc

(dependent)

Shaik Abdul Majeeb PASHA

(2014); -

7 Thời hạn cho vay Dadson Awunyo-Vitor (2012) +

8 Lãi suất ngân

hàng (interest)

Mohammad Reza Kohansal

(2009) - 9 Thu nhập hàng tháng của hộ(income) C. A. Wongnaa1, D. Awunyo- Vitor (2013) + 10 Chi tiêu hàng tháng của hộ (cost) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mohammad Reza Kohansal (2009); D. Awunyo-Vitor (2013) - 11 Số nhân khẩu (people)

Shaik Abdul Majeeb PASHA (2014);Ifeanyi A. Ojiako and Blessing C. Ogbukwa (2012)

+

21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc đánh giá khả năng trả nợ của KHCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc cho vay của ngân hàng. Việc làm này góp phần hạn chế tình trạng nợ xấu hiện nay của các ngân hàng, do đó hầu hết các ngân hàng đều quan tâm và không ngừng tìm hiểu các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN.

Từ việc tìm hiểu, tổng hợp các tài liệu, những nghiên cứu của các tác giả trước đây trong chương 2, một số vấn đề đã được giải quyết đó là: tổng hợp những kiến thức, lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay KHCN. Giới thiệu các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN. Các yếu tố đã được nghiên cứu trước đây sẽ được ứng dụng vào mô hình trong chương 3.

22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 30 - 33)