Thực trạng quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 49 - 52)

Hiện nay, Agribank Long An thực hiện cho KHCN theo đúng quy định, để đảm bảo tuân thủ tính thống nhất trong toàn hệ thống. Trong quy định này, trình tự cho vay

KHCN được quy định khá chặt chẽ, rõ ràng, đảm bảo an toàn, hiệu quả, thuận tiện và áp dụng thống nhất, yêu cầu tuân thủ cao.

Hồ sơ của một khoản cho vay KHCN sẽ luân chuyển qua 2 bộ phận phòng ban liên quan trong chi nhánh: Phòng khách hàng cá nhân/phòng giao dịch và Phòng quản tín dụng để thực hiện các bước: Lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, ra quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bảng 4.2. Thực trạng tín dụng cá nhân Agribank Long An 2012-2014

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Mục đích vay vốn

SXKD 3.537 45,65 3.768 42,45 3.876 41,42

Tiêu dùng 4.212 54,35 5.109 57,55 5.481 58,58

Thời gian vay vốn

Ngắn hạn 2.221 28,66 2.481 27,95 4.234 45,25

Trung và dài hạn 5.528 71,34 6.396 72,05 5.123 54,75

Dư nợ cá nhân,

HSX 7.749 100 8.877 100 9.357 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribank Long An

Qua kết quả tại bảng 4.2 ta có thể thấy xét về mục đích vay vốn thì cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá cao tại Agribank Long An và có xu hướng tăng qua các năm. Như trong năm 2012 tín dụng tiêu dùng KHCN là 4.212 tỷ đồng chiếm 54.35% trên

39

tổng dư nợ KHCN. Sang đến năm 2013 tín dụng tiêu dùng KHCN tăng lên 5.109 tỷ đồng chiếm 57.55%. Năm 2014 tín dụng tiêu dùng tăng mạnh lên mức 58.58% trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động kích cầu tiêu dùng của chính phủ.Bên cạnh đó mức sống người dân tại Long An dần được nâng cao dẫn đến nhu cầu mua sắm tăng mạnh, đặc biệt là nhu cầu mua nhà và ô tô. Xét về tín dụng cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm, đến năm 2014 đạt mức 3.876 tỷ đồng chiếm 41,42%.

Hình 4.2. Dư nợ tín dụng KHCN tại Agribank Long An 2012-2014

Hầu hết các khoản tín dụng tại chi nhánh đềulà tín dụng trung và dài hạn, có xu hướng tăng qua các năm. Như năm 2012 tín dụng trung và dài hạn của KHCN chiếm 71.34%, sang đến năm 2013 chiếm 72.05%, và năm 2014 giảm mạnh xuống còn 54.75%. Có được kết quả như trên là do ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh thu hồi vốn trung và dài hạn để đảm bảo an toàn vốn và do chủ trương của ngân hàng là giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tiêu dùng.

7.749 8.877 9.357 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 10.000 Dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân 2012 2013 2014

40

Bảng 4.3 Dư nợ cho SXKD của KHCN phân theo ngành nghề

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 2.665 75,36 2.926 77,65 3.079 79,44 Thương mại 409 11,56 326 8,65 218 5,63 Dịch vụ 463 13,08 516 13,7 579 14,93 Sản xuất kinh doanh 3.537 100 3.768 100 3.876 100

Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Agribankchi nhánh Long An

Dự nợ cho vay SXKD của KHCN phân theo ngành nghề tại chi nhánh thì cho

vay Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất tại chi nhánh và có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Như trong năm 2012 cho vay Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm 75,36%, trong năm 2013 tăng lên 77.65% và đạt mức 79.44% trong năm 2014 trên tổng dư nợ SXKDKHCN tại chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu tại Long An là một tỉnh nông nghiệp nên việc cho vay nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao là điều hiển nhiên.

Hình 4.3 Dư nợ cho vay SXKD của KHCN phân theo ngành nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2012 2013 2014

Nông – Lâm –Ngư nghiệp Thương mại

41

Cho vay KHCN trong lĩnh vực thương mại có xu hướng giảm xuống qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ kinh doanh dần chuyển hướng sang các loại hình kinh doanh khác như dịch vụ và Nông – Lâm – Ngư nghiệp

4.2.2. Kết quả cho vay KHCN tại Agribank Long An 4.2.2.1. Kết quảđạt được

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh long an (Trang 49 - 52)