Xuất cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 82 - 91)

II. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm ch

2. xuất cho các doanh nghiệp

Trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thiếu vốn, hàng sản xuất ra chưa chắc đã bán được, cầu giảm khiến nhà máy phải đóng cửa, doanh nghiệp phải sa thải nhân viên…Tất cả các điều đó đều gây khó khăn đối với các khoản chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp kịp thời để cắt giảm chi phí tránh tình trạng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đi tới phá sản doanh nghiệp.

Thông thường, rất nhiều doanh nghiệp nghĩ tới việc sa thải nhân viên khi doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp sa thải nhân viên, xã hội sẽ tạo ra một lượng lớn người thất nghiệp và không thể tăng trưởng kinh tế được. Vì vậy, doanh nghiệp nên nghĩ tới các giải pháp khác để cắt giảm chi phí nhân sự.

* Giải pháp hành chính: Nhằm giảm thiểu chi phí tổ chức hành chính.

Thông thường, chi phí cho việc tổ chức nơi làm việc của nhân viên là một khoản không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. Và đương nhiên, các ông chủ công ty phải nghĩ cách giảm thiểu khoản chi phí này, bằng mọi cách. Không ít các công ty mua bàn ghế, máy tính…cho nhân viên với giá rẻ nhất, thậm chí là đồ đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm ngân sách. Song, nói chung, hiệu quả của các biện pháp cắt giảm chi phí gián tiếp thường không rõ nét lắm bởi tác dụng của nó phải sau một thời gian dài mới có thể kiểm nghiệm được. Bởi vậy, một phương pháp khác với tên gọi là tiết kiệm sáng tạo được nhiều công ty có tầm nhìn xa, ưa thích sử dụng. Trong một số công ty, Ban giám đốc quyết định mua cho nhân viên loại máy tính màn hình phẳng tinh thể lỏng, và đương nhiên, với giá cao hơn những chiếc máy tính thông thường nhưng những chiếc máy tính này trên thực tế lại có lợi hơn so với những chiếc máy tính đời cũ: ít hao điện, chiếm ít diện tích trên bàn do cấu hình mỏng, gọn nhẹ, và điều quan trọng hơn, chúng không hại mắt khi sử dụng.

Bộ máy nhân sự cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo…chính là yếu tố gây lãng phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với giải pháp hành chính, giải pháp tổ chức đòi hỏi nhiều công sức và nỗ lực từ lãnh đạo doanh nghiệp. “Bất cứ một nhân viên nào cũng có đôi lúc không sử dụng hiệu quả chức năng và nghĩa vụ của mình cũng như quỹ thời gian dành cho công việc. Đương nhiên, không một ai trong số họ lại đồng ý với điều này. Bởi vậy, doanh nghiệp chỉ có thể chứng minh cho họ thấy bằng các con số cụ thể”.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp đánh giá chức năng nhiệm vụ của nhân viên. Quy trình đánh giá này bao gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên, cần phải phân tích kỹ lưỡng tất cả các hoạt động của nhân viên, đương nhiên là với sự tham gia, tư vấn của các trưởng bộ phận, trên cơ sở đó đưa ra các đánh giá về vai trò của nhân viên. Bước tiếp theo là loại trừ những hoạt động kém hiệu quả của nhân viên, nếu chúng thực sự không mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp hoặc hiệu quả của chúng không tương xứng với chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư cho cá nhân đó. Tất cả các bước này đều có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cũng như chi phí quản lý nhân sự của doanh nghiệp: càng đánh giá đúng chức năng nhiệm vụ của nhân viên, bạn càng có cơ sở để lập ngân sách lương thưởng một cách hợp lý.

* Giải pháp đãi ngộ:Thay đổi hệ thống lương thưởng và chế độ đãi ngộ lao động

Nhiều doanh nghiệp nên thay đổi hệ thống lương thưởng nhằm tạo ra sự phụ thuộc tối đa giữa mức thu nhập của nhân viên với kết quả làm việc của họ. Nói chung, mục đích trước hết của các Ông chủ khi sử dụng phương pháp này – đó là giảm thiểu “phần mềm” đồng thời tăng “phần cứng” cho nhân viên, vừa tiết kiệm được ngân sách cho doanh nghiệp, vừa tạo ra động lực làm việc cho người lao động. Trong giai đoạn khó khăn này, tuy cần cắt giảm chi phí nhưng không vì thế mà doanh nghiệp quên đi việc thưởng cho các nhân viên xuất sắc có những sáng kiến mới đem lại hiệu quả cho Công ty.

* Giải pháp chất lượng: Tuyển chọn đúng người, đúng việc

Để tiết kiệm chi phí nhân sự, nhiều Công ty thường muốn tuyển dụng những nhân viên bình thường, không có kinh nghiệm làm việc, ứng viên không có bằng

cấp nhưng yêu cấu công việc lại cao và đương nhiên là với mức lương rẻ mạt. Các doanh nghiệp cho rằng họ đã cắt giảm được chi phí tiền lương cho những nhân viên mới này. Tuy nhiên, phương án này không phải bao giờ cũng tỏ ra hiệu quả, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, công nghệ cao…những nhân viên mới không thể đảm trách nhiệm vụ được giao mà Công ty lại mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo.

Một biện pháp nữa cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu chi phí nhân sự - đó là xây dựng một thương hiệu mạnh cho doanh nghiệp. Song, đây lại là một bài toán nan giải, tốn kém và đòi hỏi thời gian, công sức của toàn thể mọi thành viên trong doanh nghiệp. Thương hiệu của doanh nghiệp chính là thứ tài sản vô hình tạo ra niềm tin, lòng trung thành của nhân viên. Rất nhiều ứng viên muốn được đầu quân cho các doanh nghiệp tên tuổi, cho dù mức lương ở đó không hấp dẫn bằng nơi khác, thậm chí đôi khi còn thấp hơn mức thị trường. Một thống kê của RosExpert cho thấy rằng, nhiều doanh nghiệp ít tên tuổi thường chiêu dụ nhân tài bằng cách đưa ra mức lương thưởng hấp dẫn, nhiều khi cao hơn 20-50% so với mức mà các doanh nghiệp tên tuổi đưa ra.

Tuy nhiên, việc tạo ra thương hiệu tốt nhằm thu hút nhân tài không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là nhiệm vụ dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức cũng như nguồn lực tài chính. Giá trị của một thương hiệu tốt không dễ dàng đánh giá được.

Chúng ta cũng biết rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc xây dựng thương hiệu là một vấn đề lâu dài. Các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện các biện pháp giảm chi phí nhân sự đã nêu trên vì nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bên cạnh đó, rất nhiều yếu tố khác cũng vô cùng quan trọng.

*Sản xuất hàng hoá có chất lượng cao

Khủng hoảng tài chính làm cho sản lượng xuất khẩu của nước ta có xu hưóng giảm, do vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để sản xuất hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu cùng mặt hàng khác, tránh để tình trạng hàng hoá sản xuất

ra không tiêu thụ được trong nước cũng chẳng xuất ra được nước ngoài làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản và ứ đọng vốn. Chủ doanh nghiệp cũng nên có đưa ra những kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng, có tính khả thi cao để tăng hiệu quả sử dụng vốn, như vậy mới bù đắp được khoản chi phí lãy vay từ nguồn vốn vay.

*Chú ý đến năng suất lao động

Ngoài vấn đề chất lượng còn phải chú ý đến năng suất, nếu ai đó cho rằng hầu hết các doanh nghiệp đang bị thiếu đơn hàng thì tăng năng suất làm gì, thậm chí nhiều doanh nghiệp nghĩ ra cách kéo dài thời gian sản xuất và hạ năng suất để công nhân không bỏ việc. Tuy nhiên, suy nghĩ này là khá bi quan và thụ động, nó làm cho chi phí tăng lên và công nhân của bạn dễ mất đi khí thế cũng như tinh thần làm việc. Bài toán về năng suất phải là một trong các bài toán chủ lực hiện nay. Trước hết, nó giúp bạn giao hàng nhanh hơn, tránh tình trạng trễ hàng có thể dẫn đến việc hủy đơn hàng. Năng suất cao còn giúp bạn có thêm điều kiện để tăng tích lũy cho những lúc ngưng việc và còn giúp cho doanh nghiệp bạn có điều kiện giảm một

phần giá bán nhằm tăng thêm đơn hàng.

*Chăm sóc tốt thị trường hiện tại

Có lẽ do khủng hoảng tài chính nên việc tìm kiếm thị trường mới sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cũng nên chăm sóc thị trường cũ cho thật tốt để họ vẫn nhập khẩu hàng hoá của chúng ta, tránh trường hợp không chăm sóc tốt khách hàng cũ mà phải mất nhiều chi phí tìm kiếm khách hàng mới mà vẫn không thu được kết quả khả quan.

*Luôn nâng cao ý thức cắt giảm chi phí

Thêm vào đó, tất cả cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cần có ý thức tiết kiệm chi phí từ những thứ nhỏ nhất như: các cuộc gọi đi động, điện thoại liên tỉnh hay việc tải các file mp3 từ Internet… có thể sẽ “ngốn” khá nhiều ngân sách của doanh nghiệp, nên giảm chi phí bằng cách liên lạc qua email, thay vì dùng điều hòa nhiệt độ, có thể dùng quạt để làm mát, thay các bóng đèn truyền thống bằng đèn tiết kiệm năng lượng .Hãy thực hiện chính sách tiết kiệm điện ,năng lượng,nhiên

liệu trong công ty…đặc biệt trong giờ cao điểm điện. Nếu cảm thấy những khoản

Tóm lại chương III đã nêu lên những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài

chính tới nền kinh tế Việt Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam để giúp cho các doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí trong giai đoạn khó khăn này, đồng thời duy trì ổn định sản xuất để doanh nghiệp vững bước phát triển trên con đường hội nhập, đưa nền kinh tế nước ta sớm thoát khỏi khó khăn của khủng hoảng tài chính và ngày một tăng trưởng hơn nữa.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng bất kỳ thời kỳ nào cắt giảm chi phí luôn là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp nhưng trong thời kỳ khó khăn này, việc làm ấy còn cần thiết hơn nữa. Khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động rất lớn tới nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tăng trưởng kinh tế, sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm trong năm 2008…Chúng ta đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập này càng trở nên khó khăn hơn nữa. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải mau chóng thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý để sớm đưa doanh nghiệp thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, sớm ổn định và tăng trưởng. Việc xem xét lại cơ cấu nhân sự một cách hợp lý, điều chỉnh lại chế độ lương thưởng, cân nhắc kỹ lưỡng các khoản chi phí trong doanh nghiệp, tập trung vào sản xuất những mặt hàng chủ lực, dễ tiêu thụ …là những việc cần làm của tất cả các doanh nghiệp. Các nhà quản lý nên học hỏi kinh nghiệm cắt giảm chi phí một cách hợp lý của các doanh nghiệp trên thế giới để áp dụng cho doanh nghiệp mình vì hầu hết các doanh nghiệp có biện pháp cắt giảm cụ thể, rõ ràng lại là những doanh nghiệp có quy mô, tầm cỡ lớn trên toàn cầu còn các doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

CHƢƠNG I ... 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP ... 3

I.Tổng quan về chi phí trong doanh nghiệp... 3

1. Khái niệm chi phí ... 3

2. Phân loại chi phí ... 3

2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ... 4

2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động ... 6

2.2.1 Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ... 6

2.2.2 Chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... 9

2.2.3 Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường . 11 2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh ... 11

2.4 Phân loại chi phí dựa vào mối quan hệ của chi phí và đối tượng chịu chi phí ... 11

2.5 Một số loại chi phí khác ... 12

II. Quản lý chi phí và các biện pháp quản lý chi phí trong doanh nghiệp ... 13

1. Khái niệm quản lý và quản lý chi phí ... 13

2. Nội dung và vai trò của quản lý chi phí ... 14

3. Các biện pháp quản lý chi phí ... 15

3.1 Xây dựng định mức chi phí và lập dự toán ngân sách ... 15

3.1.1 Xây dựng định mức chi phí ... 15

3.1.2 Lập dự toán sản xuất kinh doanh ... 19

3.2. Xây dựng trung tâm quản lý chi phí ... 21

3.2.1. Trung tâm quản lý chi phí ... 21

3.2.2. Mã chi phí ... 22

3.3. Phương pháp chi phí mục tiêu (Target Cost) ... 23

3.4 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động – ABC (Activity based costing) ... 27

CHƢƠNG II ... 33

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI . 33 I.Khủng hoảng tài chính, ảnh hƣởng của nó tới nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trên thế giới: ... 33

1.Sơ lược về cuộc khủng hoảng tài chính và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính ... 33

2.Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trên thế giới ... 35

Khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế thế giới trên

nhiều phương diện ... 36

II Cắt giảm chi phí - biện pháp cần thiết của các doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính ... 44

1.Cắt giảm chi phí và tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí ... 44

2.Phương pháp chung của việc cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp ... 46

2.1 Cần có một cái nhìn tổng thể ... 46

2.2 Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu. ... 47

2.3 Cắt giảm đúng trọng tâm ... 48

2.4 Có tầm nhìn hướng về tương lai ... 49

III.Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới ... 50

1. Biện pháp cắt giảm chi phí của hãng điện thoại di động Nokia ... 50

1.1 Nokia và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ... 50

1.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Nokia ... 52

2.Biện pháp cắt giảm chi phí của đại gia Ford ... 54

2.1 Ford và những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính... 54

2.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Ford ... 55

3 Biện pháp cắt giảm chi phí của Dell... 58

3.1 Dell đối mặt với khủng hoảng tài chính: ... 58

3.2 Biện pháp cắt giảm chi phí của Dell ... 59

CHƢƠNG III ... 62

GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ ... 62

I. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam ... 62

1. Tác động tới nền kinh tế Việt Nam ... 62

2. Tác động tới các doanh nghiệp Việt Nam ... 70

II. Một số đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cắt giảm chi phí ... 78

1.Đề xuất cho chính phủ ... 78

2. Đề xuất cho các doanh nghiệp ... 81

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP : Chi phí

TSCĐ : Tài sản cố định

KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định

NCTT : Nhân công trực tiếp

SX : Sản xuất

NVL : Nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)