Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động – ABC (Activity

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 45)

II. Quản lý chi phí và các biện pháp quản lý chi phí trong doanh nghiệp

3. Các biện pháp quản lý chi phí

3.4 Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động – ABC (Activity

costing)

Cùng với phương pháp chi phí mục tiêu, kế toán chi phí dựa trên hoạt động cũng là một trong những phương pháp hiện đại được áp dụng nhiều ở các nước phát triển. Phương pháp này không chỉ đơn thuần thay thế cho các phương pháp kế toán

chi phí truyền thống mà nó còn là một công cụ giúp các nhà quản trị quản lý chi phí một cách hiệu quả, đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên các thông tin về chi phí chính xác và kịp thời mà nó cung cấp.

- Phƣơng pháp ABC có thể đƣợc trình bày nhƣ sau:

- Các bƣớc thực hiện của phƣơng pháp ABC

Thứ nhất, nghiên cứu các hoạt động tạo ra chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, lập danh sách các hoạt động khác nhau. Sau đó, chi phí tại mỗi trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động được phân bổ.

Thứ hai, trong từng loại hoạt động, cần xác định các tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi của mức sử dụng chi phí. Các tiêu chuẩn này được xem là tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho mỗi loại sản phẩm, dịch vụ hay các đối tượng chịu chi phí. Các tiêu chuẩn thường sử dụng để phân bổ là: số giờ lao động trực tiếp của công nhân, tiền lương công nhân trực tiếp, số đơn vị đặt hàng, số đơn vị vận chuyển,…

Thứ ba, các hoạt động có cùng tiêu chuẩn phân bổ phải được tập hợp tiếp tục vào một “trung tâm phân nhóm”. Tuỳ theo tính chất kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ hay đối tượng chịu chi phí mà tiếp tục phân thành các nhóm nhỏ để tính giá thành.

- Ƣu điểm của phƣơng pháp ABC

Có thể nói rằng, phương pháp ABC có thể biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

Phương pháp kế toán chi phí dựa trên các hoạt động đã cải tiến các hệ thống xác định chi phí của một doanh nghiệp, làm thay đổi căn cứ để phân bổ các chi phí chung cho các sản phẩm. Hay nói đúng hơn là thay vì các chi phí được phân bổ theo lao động trực tiếp thì chúng ta được phân bổ theo các phần của các nhân tố nguyên nhân được dùng cho sản phẩm hoặc công việc đòi hỏi.

Phương pháp xác định này thay đổi về bản chất rất nhiều loại chi phí sản xuất chung ở chỗ là những chi phí này được xem là có bản chất gián tiếp nhưng nay được gắn liền với các hoạt động riêng biệt và do vậy được tính trực tiếp vào từng sản phẩm.

Theo mô hình ABC, chi phí được tập hợp theo các hoạt động, tức là chi phí đã được tập hợp theo nguồn phát sinh chi phí. Cụ thể, các thông tin do ABC cung cấp cho phép nhà quản lý có thể thấy rõ mối liên hệ giữa ba yếu tố: chi phí phát sinh - mức độ hoạt động - mức độ đóng góp vào sản phẩm. Việc hiểu rõ mối liên hệ này sẽ làm giúp quản lý chi phí hiệu quả mà vẫn nâng cao giá trị doanh nghiệp. Theo đó, một sự tăng chi phí sẽ không phải là không tốt nếu như lợi ích tăng thêm cao hơn chi phí tăng thêm, và do đó tạo ra giá trị tăng thêm. Việc hiểu rõ quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát chi phí và chỉ có nhận thức được nguyên nhân gây chi phí thì mới có các biện pháp phù hợp để tác động vào nguồn gốc của sự phát sinh chi phí nhằm quản lý, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả.

Vận dụng mô hình này, doanh nghiệp có sự linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mối quan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm, thay vì chỉ sử dụng một tiêu thức phân bổ (ví dụ chi phí nhân công trực tiếp) như phương pháp truyền thống. Các tiêu thức phân bổ do đó phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm. Theo đó, ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin không chính xác.

ABC còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điều chỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường luôn biến động.

Mô hình ABC đã làm thay đổi cách quan niệm về chi phí sản xuất chung. Mỗi yếu tố chi phí sản xuất chung, theo truyền thống được coi là các khoản chi phí

gián tiếp thì bây giờ lại liên quan trực tiếp đến từng hoạt động cụ thể và do đó có thể quy nạp thẳng cho từng loại sản phẩm cụ thể.

Để xây dựng được hệ thống các tiêu thức phân bổ chi phí, yêu cầu đầu tiên là phải xác định được toàn bộ các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bước thứ hai, doanh nghiệp cần xác định mức chi phí cho mỗi hoạt động trong từng kỳ. Cuối cùng, mức đóng góp của từng hoạt động vào từng sản phẩm được xác định. Với những thông tin chi tiết như vậy, các nhà quản lý có thể dễ dàng phân loại các hoạt động trong doanh nghiệp theo các nhóm: các hoạt động có mức đóng góp cao vào giá trị sản phẩm các hoạt động có mức đóng góp thấp, và các hoạt động không đóng góp, thậm chí là nhân tố cản trở quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động, nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp bằng cách loại bỏ những hoạt động không có đóng góp vào giá trị sản phẩm, tổ chức lại các hoạt động có mức đóng góp thấp nhằm nâng cao hơn mức đóng góp của các hoạt động này. Ngay đối với các hoạt động có mức đóng góp cao, ABC cũng cung cấp thông tin về quá trình phát sinh chi phí, nguyên nhân phát sinh chi phí cho các hoạt động qua đó tạo cơ hội cắt giảm chi phí kinh doanh. Cần lưu ý việc cắt giảm chi phí kinh doanh ở đây được xét trên phạm vi tổng thể. tức là nhà quản lý có thể tăng chi phí cho một hoạt động cụ thể nào đó nhằm nâng cao mức đóng góp của hoạt động đó vào quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giảm giá thành sản phẩm.

Ngày nay, trong một nền kinh tế thị trường phát triển, một xu xu hướng khá phổ biến là việc các doanh nghiệp không còn tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh nữa mà chỉ tập trung vào một số khâu có hiệu quả nhất. Còn lại một số khâu không phải là lợi thế của doanh nghiệp hoặc đi thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn thì doanh nghiệp sẽ thuê ngoài (outsource). Ví dụ, “năm 2005 hãng sản xuất máy bay Airbus công bố outsource 70% các công đoạn trong qúa trình sản xuất máy bay”. Để ra quyết định outsource, các daonh nghiệp cần có các thông tin chi tiết về toàn bộ các hoạt động của mình, chi phí cho từng hoạt động, vai trò của từng hoạt động trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó các nhà quản lý có thể xác định được các hoạt động nào không thể thuê ngoài vì lý do bảo

mật công nghệ hoặc vì đó là các hoạt động có tính chất sống còn nên doanh nghiệp phải luôn chủ động kiểm soát, các hoạt động doanh nghiệp có lợi thế so sánh nên tự thực hiện sẽ hiệu quả hơn thuê ngoài, và các hoạt động thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng phương pháp ABC cung cấp toàn bộ các thông tin này với mức độ tin cậy cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống.

Cuối cùng, việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ trợ hoạt động marketing trong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá. Đặc biệt trong từng trường hợp doanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì việc đàm phán với khách hàng hay xử lý đơn hàng một cách nhanh chóng đòi hỏi phải có thông tin chi tiết về giá thành cũng như cơ cấu chi phí của từng sản phẩm, qua đó có thể xác định các mức giá tối ưu cho các đơn hàng khác nhau với cơ cấu sản phẩm khác nhau. Nắm được các thông tin chi tiết và chính xác về chi phí cho các sản phẩm còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc cải tiến sản phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng cách đưa thêm vào sản phẩm những giá trị gia tăng trong điều kiện chi phí còn cho phép. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể chủ động xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu cầu khách hàng vào các mặt hàng có lợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp không cólợi thế.

Tính ưu việt của ABC so với phương pháp truyền thống không chỉ ở việc cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, mà hơn thế nữa ABC còn cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản lý doanh nghiệp. Cụ thể, các thông tin do ABC cung cấp giúp doanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn chi phí sản xuất kinh doanh, ra quyết định outsource, xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý nhân sự phù hợp, hỗ trợ xây dựng chính sách giá, xác định cơ cấu sản phẩm, chiến lược marketing.

Tuy nhiên, phương pháp ABC khá phức tạp và tốn nhiều công sức hơn phương pháp truyền thống. Song, với khoa học công nghệ thông tin phát triển như hiện nay đã làm giảm nhiều thời gian, công sức cho việc áp dụng phương pháp này. Do vậy, phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động sẽ là tất yếu để các nhà quản trị doanh nghiệp vận dụng.

Một lần nữa có thể khẳng định rằng các phương pháp hiện đại như chi phí mục tiêu, phương pháp ABC, mặc dù có phức tạp nhưng ưu việt của các phương pháp này mang lại có giá trị thật lớn trong hệ thống quản lý chi phí của mỗi doanh nghiệp. Nó không chỉ cung cấp những thông tin về mức chi phí mà còn cung cấp cho các nhà quản lý đầy đủ thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí đem lại hiệu quả cao trong quản lý chi phí ở mỗi doanh nghiệp. Từ đó không ngừng nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Tóm lại Chương I đã trình bày khái niệm và cách phân loại chi phí để có thể

nhận diện chi phí một cách tốt nhất trong việc quản lý. Đồng thời đề cập đến các biện pháp quản lý chi phí đã được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và đem lại hiệu quả. Một doanh nghiệp có thể đồng thời áp dụng các biện pháp trên bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng định mức là một trong những cơ sỏ để lập dự toán. Cùng với đó xây dựng trung tâm quản lý chi phí sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm ra các nguyên nhân phát sinh chi phí để kịp thời khắc phục mà vẫn duy trì hiệu quả. Khi hệ thống quản lý chi phí được thiết lập và hoạt động có hiệu quả, nó không chỉ giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí mà vẫn nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhờ đó giá trị doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Cùng với những phương pháp quản lý chi phí này, doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu phương pháp kế toán chi phí hiện đại đã được áp dụng thành công ở nhiều nước để tham khảo và áp dụng một cách hợp lý vào doanh nghiệp minh, bởi các phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng khá phức tạp.

CHƢƠNG II

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP

TRÊN THẾ GIỚI

I.Khủng hoảng tài chính, ảnh hƣởng của nó tới nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trên thế giới:

1.Sơ lƣợc về cuộc khủng hoảng tài chính và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính

Chúng ta biết rằng khủng hoảng tài chính là vấn đề toàn cầu nên dường như ai cũng phải quan tâm tới nó. Trong suốt hơn một năm qua, chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng tài chính này. Có rất nhiều nhà phân tích, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson…đã tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân sâu sa của nó là gì?

Có thể cho rằng sự mất cân đối toàn cầu - được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính. Đây là một tiến trình khá phức tạp gồm nhiều bước:

- Hàng hoá sản xuất từ Đông - Á, cùng với nhu cầu tiêu thụ dầu hoả tăng nhanh khiến các nước chủ yếu là Trung Quốc và Trung Đông tích tụ một số ngoại tệ khổng lồ nằm trong tay nhà nước và các tập đoàn.Với số tiền thặng dư này quá lớn và các nước này phải tìm nơi an toàn để gửi, và không cho chỗ nào khác hơn là gửi vào ngân hàng Âu - Mỹ vốn được thế giới tin tưởng là những định chế tài chính vững chãi nhất.

- Tiền ào ạt đổ vào Hoa Kỳ dùng trong nhiều việc: Cung cấp tín dụng dễ dãi để dân Mỹ vay nợ với lãi xuất thấp tiêu xài thoải mái (vì nếu hàng hoá Trung Quốc và dầu hoả Trung Đông thiếu người tiêu thụ thì sẽ bị thặng dư); gián tiếp trang trải cho cuộc chiến tại Iraq (vì các nước trên thế giới kể cả Trung Quốc và Trung Đông

vẫn lệ thuộc vào chiếc dù quân sự của Mỹ bảo đảm cho các hành lang nguyên vật liệu và mậu dịch toàn cầu).

- Ngoài hai mục tiêu nhằm bảo vệ ổn định và thị trường, mục tiêu còn lại là phải sinh lời. Việc đầu tư vào công nghệ tại Hoa Kỳ không tạo lợi nhuận được như so với vùng Đông Á vì giá nhân công cao và các luật lệ chặc chẽ về an toàn & môi trường, nên chỉ còn một hướng là địa ốc vì đất đai của Mỹ nhiều, giá hạ và nhân công ngành xây dựng rẻ (nhờ vào di dân bất hợp pháp).

- Dân Mỹ thiếu nợ nhiều, ngành công nghiệp và sản xuất tại Hoa Kỳ lại không tạo đủ công ăn việc làm cho người mua nhà nên hệ thống ngân hàng và đầu tư tại Mỹ mở ra những sáng kiến như bán nhà đất cho cả những người không đủ tiền mua, bơm giá và tạo nên một trái bóng khổng lồ trên thị trường địa ốc.Các ngân hàng cho vay bất động sản thua lỗ khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh gây ra các khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng, trong đó phần lớn là bất động sản dưới chuẩn . Thêm vào đó, chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách "nhà cho người có thu nhập thấp" của Chính phủ Mỹ với lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tín dụng bất động sản đã có sự

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 28 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)