Cần có một cái nhìn tổng thể

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 48)

II Cắt giảm chi phí biện pháp cần thiết của các doanh nghiệp trong

2.1Cần có một cái nhìn tổng thể

Trong bất kỳ doanh nghiệp nào có rất nhiều các loại chi phí như chi phí marketing, chi phí nhân sự, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhân công…Vì vậy việc quyết định đưa ra những giải pháp cắt giảm chi phí một cách hợp lý quả thật không mấy dễ dàng, cắt giảm như thế nào để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiến triển tốt?

Giả sử như trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, thấy doanh nghiệp đang trong tình trạng đối mặt với nhiều khó khăn, người quản lý đã lập tức ra quyết định cắt giảm chi phí bằng cách giảm bớt tiền trợ cấp của cán bộ, công nhân viên như trợ cấp xăng xe, điện thoại…Nếu tính tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty thì số tiền này không quá ít nhưng nó cũng chả đáng là bao so với chi phí của công ty. Và liệu phương pháp cắt giảm này có thực sự hữu hiệu hay không? Có lẽ sẽ không vì làm như vậy có thể làm giảm tinh thần và trách nhiệm của mọi người trong

công việc, ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động và nếu mọi người mà làm việc với thái độ như vậy thì ảnh hưởng rất lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Tương tự như vậy, chẳng hạn đối với chi phí marketing của một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông thường, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam, khoản chi phí dành cho marketing chỉ chiếm từ 3% tới 5% nên có thể khi rơi vào tình hình khủng hoảng tài chính như hiện nay, doanh nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn nên họ nghĩ ngay tới việc cắt giảm khoản chi phí này xuống còn 0%. Điều này liệu có là một bước đi đúng đắn hay không? Chúng ta biết rằng chi phí cho marketing là chi phí tạo nên giá trị vô hình cho doanh nghiệp và trong bài toán cắt giảm tổng thể ở giai đoạn khó khăn này là điều cần thiết tuy nhiên chúng ta phải cắt giảm ở một tỷ lệ thích hợp chứ không thể cắt giảm hoàn toàn hay gần như thế. Chúng ta biết rằng việc nghiên cứu, khảo sát thị trường và hành vi của người tiêu dùng là những bước rất cần thiết rồi sau đó mới đưa ra chính sách giá cả, và có lẽ cắt giảm hợp lý nhất là ở hình thức quảng cáo nào để chi ra mức chi phí hợp lý hơn.

Tâm lý tiêu dùng trong thời kỳ này thay đổi theo hướng chú trọng đến những tính năng cơ bản của sản phẩm là điều mà nhà quản trị kinh doanh nào cũng biết. Nhưng để hài lòng khách hàng của mình, một lần nữa họ lại phải gần gũi hơn với khách hàng để thực sự hiểu điều gì khách hàng cần nhất trong sản phẩm của mình thời gian tới. Qua nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ biết mình phải cắt giảm những chi phí không cần thiết cho việc phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, những tính năng nào không thực sự quan trọng với khách hàng.

Như vậy, việc đưa ra những quyết sách đúng đắn và hợp lý là rất khó khăn đối với nhà quản trị. Nhưng dù thế nào thì các nhà quản trị cũng phái có cái nhìn tổng thể nhất để có biện pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cắt giảm chi phí của một số doanh nghiệp trên thế giới trong thời kỳ khủng hoảng tài chính đề xuất cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 47 - 48)