II Cắt giảm chi phí biện pháp cần thiết của các doanh nghiệp trong
3 Biện pháp cắt giảm chi phí của Dell
3.1 Dell đối mặt với khủng hoảng tài chính:
Dell Computer được thành lập ngày 3/5/1984 với số vốn ban đầu 1.000 USD và một ý tưởng chưa từng có: Bán các chương trình trực tiếp cho người tiêu dùng,
bỏ qua khâu bán hàng trung gian. Rồi từ người cung cấp máy tính, Công ty Dell chuyển sang sản xuất máy tính. Và Dell Computer Corp là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất trên thế giới, một danh hiệu mà Dell dành được từ tháng 4 năm 2001 san khi đánh bại đối thủ Compaq Computer Corp. Tập đoàn này cũng là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn nhất qua mạng internet, một kênh bán hàng hữu hiệu chiếm hơn nửa doanh số bán ra của Dell.
Nền kinh tế thế giới suy thoái kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và phát triển của các công ty trên thế giới, hãng sản xuất máy tính Dell không phải là ngoại lệ.
Nếu như hãng máy tính lớn thứ hai thế giới này thông báo doanh thu và lợi nhuận Qúy I/2008 đều tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm 2008, Dell đã bỏ túi tổng cộng 784 triệu USD, tương đương 38 cent/cổ phiếu trong khi hãng chỉ lãi được 756 triệu USD, tức 34 cent/cổ phiếu, ở cùng kỳ năm trước. Tương tự, doanh thu của Dell cũng tăng 9%, từ 14,72 tỷ USD lên 16,08 tỷ USD trong Qúy I. Điều này vượt qua những kỳ vọng của phố Wall nhưng tình hình đó chẳng kéo dài được bao lâu.
Đến quý II, công ty này đã bị giảm 17% doanh thu, do chịu ảnh hưởng của đợt giảm giá sản phẩm của công ty máy tính HP. Và kết thúc quý III vào ngày 31/10/2008, doanh thu của Dell đạt 727 triệu USD, giảm mạnh so với mức 766 triệu USD một năm trước đây. Mỗi cổ phiếu của công ty đạt 37 cent. Theo báo cáo, lượng bán hàng của hãng đã giảm 3% xuống còn 15 tỷ USD, thấp hơn so với mức 16,2 tỷ USD mà các chuyên gia dự báo. Vào ngày 20/11/2008, Dell thông báo, lợi nhuận quý III của hãng đã giảm 5%, giá cổ phiếu rớt 18% và nguyên nhân chủ yếu là do các công ty kinh doanh trên thế giới không còn chi nhiều tiền vào máy tính và các sản phẩm công nghệ khác.
Trước tình hình đó, Dell đã tiến hành xem xét lại dây chuyền sản xuất cung ứng sản phẩm và chi phí sản xuất, kế hoạch đóng cửa một số nhà máy , cắt giảm nhân sự…. Tất cả những chiến lược mà Dell đưa ra chỉ nhằm mục tiêu cắt giảm chi phí, giá thành sản xuất, cải thiện doanh thu và lợi nhuận của hãng trong thời gian tới.
*Dell rao bán các nhà máy lắp ráp PC
Trong vài tháng nay, Dell đang từng bước tiến hành thoả thuận và đi đến ký kết hợp đồng bán lại các nhà máy sản xuất máy tính của mình cho các đối tác. Một quan chức của Dell nói rằng ông hy vọng Dell sẽ bán hầu hết, hoặc tốt nhất là tất cả các nhà máy của họ trong vòng 18 tháng tới.
Hiện tại Dell đang sử dụng các linh kiện của máy tính tại một số nhà máy của Châu Á và sau đó sản phẩm sẽ được hoàn thiện tại nhà máy của Dell. Để giảm bớt qui trình 2 bước đó cũng như là để giảm bớt chi phí phụ trội, Dell đã bắt đầu thiết kế máy tính sau đó đi thuê sản xuất toàn bộ trong các nhà máy gia công. Nhà sản xuất gia công là các hãng chuyên sản xuất sản phẩm điện tử theo đơn đặt hàng. Phần lớn các nhà sản xuất thiết bị hàng điện tử tiêu dùng, máy tính và mạng mang thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đều thuê các hãng gia công như thế này.
Hướng đi tới của Dell là làm thế nào có thể cung cấp trực tiếp các sản phẩm PC giá rẻ hoặc có cấu hình theo yêu cầu riêng của người dùng. Hướng đi này đã góp phần giúp nhà sản xuất PC giảm thiểu nguy cơ hàng tồn kho nhiều, giúp tận dụng tối đa kho bãi lưu trữ.
*Cắt giảm nhân sự
Ngày 11/3/2009, hãng chế tạo máy tính lớn thứ hai thế giới-Dell tuyên bố sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự tại các nhà máy ở Winston-Salem, Bắc Carolina, và cả trung tâm Texas (Mỹ).Trong năm ngoái, hãng đã cắt giảm 11 nghìn nhân viên và có kế hoạch kiến trúc lại cơ cấu nhằm giảm chi phí sản xuất trong tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.
Theo David Frink - phát ngôn viên của Dell, hãng đã xác nhận việc sẽ cắt giảm lực lượng lao động toàn cầu trong tuần này. Việc làm này nằm trong kế hoạch của hãng nhằm hợp lý hóa việc sản xuất kinh doanh.
Trung tâm Texas là trụ sở chính cũng là nơi đang sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Dell và là cơ quan đầu não toàn cầu của hãng cũng sẽ nằm trong kế hoạch thắt chặt chi phí sản xuất kinh doanh với mức giảm dự kiến cho năm 2011 từ 4 xuống 3 tỷ USD.
Frink đã tuyên bố rằng, hãng cũng sẽ cắt giảm nhân sự tại các nhà máy khác. Tính tới ngày 30/1/2009, số nhân viên của Dell có là 78900 người. Nhà máy sản xuất máy tính để bàn Winston-Salem của Dell có khoảng 1100 nhân viên và nếu việc sản xuất suôn sẻ thì nhà máy sẽ không bị đóng cửa.Trong tháng 1/2009, hãng đã sa thải 1900 nhân viên làm việc tại nhà máy ở Limerick, Ireland.
Tóm lại chương II đã nói lên nguyên nhân của khủng hoảng tài chính và
những ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã tác động rất lớn tới các nền kinh tế và tất cả các doanh nghiệp trên thế giới đều bị ảnh hưởng hết sức nặng nề. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải cố gắng tìm ra hướng đi mới cho mình để giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng khốc liệt này. Một yếu tố vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần làm đó là cắt giảm chi phí. Trong chương này đã nêu ra tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí cũng như phương pháp chung để cắt giảm chi phí hiệu quả nhất, đồng thời đã nêu ra ba Công ty lớn của thế giới sản xuất các sản phẩm khác nhau và các biện pháp cắt giảm chi phí trong thời kỳ khó khăn của họ. Những điều này rất hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi đất nước chúng ta vừa bước vào WTO để hội nhập cùng phát triển.
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƢỚNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ