Về việc soạn giảng

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 26 - 27)

Thiết kế bài giảng ngắn gọn, sắp xếp hợp lý hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Ở mỗi bài học trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng, cần xác định rõ các năng lực cần đạt để từ đó xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh và nội dung bài học, tăng cường các loại câu hỏi kích thích tư duy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cũng như các năng lực của học sinh trong quá trình học tập.

Tổ/nhóm phải họp để thống nhất việc soạn giáo án của giáo viên trong tổ/nhóm (về hình thức, kích thước, font chữ, số cột,…) và được thể hiện trong biên bản.

* Lưu ý:

1. Đối với những bài học theo phân phối chương trình có nhiều tiết, giáo viên

không được soạn giáo án ghép tiết đôi trừ việc soạn giảng theo chuyên đề. 2. Cấu trúc trình bày một chuyên đề dạy học

- Xác định vấn đề cần giải quyết của chuyên đề; - Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện;

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề;

- Bảng mô tả 04 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao) các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề;

- Các câu hỏi/bài tập tương ứng với mỗi loại/mức độ yêu cầu được mô tả trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh;

- Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn;

- Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án để đánh giá kết quả tiếp thu của học sinh sau khi học chuyên đề.

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 26 - 27)

w