HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 29 - 30)

VII. Bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu kém

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC

(Kèm theo Công văn số 983/PGD&ĐT-THCS ngày 29/9/2017 của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh)

————————

Ngoài những yêu cầu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này, các đơn vị cần lưu ý thực hiện những nội dung sau:

1. Về phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

1.1. Phương pháp dạy học

a) Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, tăng cường sử dụng phương pháp thực nghiệm - thực hành trong giảng dạy, đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho học sinh. Thực hiện đầy đủ các thí nghiệm biểu diễn và các tiết thực hành thí nghiệm chính khoá theo phân phối chương trình và các nội dung yêu cầu của sách giáo khoa. Cần tăng cường liên hệ thực tế cuộc sống và sản xuất.

b) Tăng cường tổ chức các hoạt động như tự làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và tổ chức giảng dạy các chuyên đề của nhóm,… để giáo viên và học sinh tăng cường sử dụng hợp lý, khai thác tối đa các thiết bị dạy học, đồ dùng thí nghiệm, phòng học bộ môn.

1.2. Hình thức kiểm tra, đánh giá

a) Nghiêm túc thực hiện việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho các bài kiểm tra học kỳ, 1 tiết cho mỗi chương, mỗi khối lớp và được thống nhất thực hiện chung cho cả nhóm chuyên môn của trường (theo định hướng phát triển năng lực học sinh).

b) Với điểm các bài thực hành: mỗi học kỳ có một cột điểm kiểm tra thường xuyên là điểm của một bài thực hành trong học kỳ đó của từng khối lớp. Tùy theo điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị phòng thí nghiệm mà mỗi trường lựa chọn lấy điểm của bài thực hành cho phù hợp. Việc đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm: Kỹ năng, kết quả và bài báo cáo thực hành.

Nội dung các bài thực hành còn lại có thể đưa vào nội dung đề kiểm tra 1 tiết với một tỉ lệ hợp lý nhằm nâng cao ý thức dạy và học các tiết thực hành.

2. Thí nghiệm, thực hành

a) Đảm bảo thực hiện đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm đã được quy định trong chương trình và những thí nghiệm trong bài học của sách giáo khoa. Những thí nghiệm thực hành trong sách giáo khoa không thể tiến hành được trên lớp vì điều kiện thời gian, cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước một số khâu hoặc tiến hành làm ở nhà. Giờ ở lớp là báo cáo và thảo luận làm sáng tỏ vấn đề. Hoặc điều kiện thiết bị không thể có, không thể tận dụng… tổ/nhóm chuyên môn có thể linh hoạt thay thế nội dung nhưng phải bảo đảm tính khoa học, thực tiễn, hiệu quả và có phê duyệt của Ban giám hiệu.

b) Đối với các trường chưa có phòng học bộ môn cần xây dựng kế hoạch thống nhất trong tổ/nhóm chuyên môn sử dụng tối đa cơ sở vật chất và dụng cụ, hóa chất tại đơn vị để chuyển các thí nghiệm trong bài thực hành vào các tiết học có nội dung

kiến thức tương ứng dưới hình thức thí nghiệm nghiên cứu hoặc thí nghiệm biểu diễn.

c) Đảm bảo tuyệt đối an toàn và không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng thiết bị, hóa chất trong thí nghiệm, thực hành.

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 29 - 30)

w