1. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề, đề kiểm tra, đề thi, đáp án, biểu điểm và biên soạn câu hỏi, bài tập phục vụ ma trận. Để kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ nhận thức. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, tổ/nhóm xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 04 mức độ trong các bài kiểm tra đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Trong kiểm tra định kỳ cần thiết có các câu hỏi ứng dụng thực tiễn và liên hệ thực tế dạng PISA (chiếm khoảng 10% trên tổng số điểm).
2. Sau mỗi bài kiểm tra định kỳ, giáo viên phải thống kê điểm, nộp bài và báo cáo cho tổ/nhóm chuyên môn, sau đó tổ/nhóm chuyên môn họp, nhận xét rút kinh nghiệm và có định hướng cho bài kiểm tra tiếp theo.
3. Quy định số cột điểm trong một học kỳ
- Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: 01-02 cột kiểm tra miệng; 02 cột kiểm tra viết dưới 1 tiết; 01 cột kiểm tra thực hành dưới 1 tiết;
- Kiểm tra định kỳ (KTđk) gồm: 02 cột kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên; 01 cột kiểm tra học kỳ (KThk).
4. Kiểm tra đánh giá bài thực hành: Tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào phân phối chương trình và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng và thực hiện các tiết thực hành. Trong mỗi học kỳ phải có 01 bài thực hành được lấy điểm hệ số 1.
Điểm bài thực hành = {(điểm đánh giá kỹ năng, kết quả thực hành x 2) + điểm đánh giá bài tường trình thí nghiệm}/3.