Việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh: Thực hiện như môn Sinh học.

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 31 - 32)

VII. Bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh yếu kém

3. Việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh: Thực hiện như môn Sinh học.

a) Căn cứ phân phối Chương trình đã xây dựng, tiếp tục rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh, nhất là đối với các bài học thiết kế dạy theo chuyên đề, chủ đề.

b) Chủ động lựa chọn nội dung để thiết kế các bài học theo chuyên đề, chủ đề ít nhất 02 chuyên đề, chủ đề /năm học (01chuyên đề, chủ đề/ học kỳ).

c) Kế hoạch tổ chức dạy học theo chuyên đề, chủ đề phải được đưa vào kế hoạch của tổ để tổ chức thực hiện trong năm học.

d) Tăng cường tổ chức các hoạt động viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và tổ chức giảng dạy các chuyên đề, chủ đề của tổ/nhóm chuyên môn ,…

2. Về phương pháp, hình thức dạy học

a) Vận dụng phù hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để phát triển năng lực tư duy, sáng tạo và kỹ năng vận dụng kiến thức ... của học sinh; khuyến khích tổ chức các hình thức dạy học thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

b) Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, đảm bảo cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với phát triển năng lực và rèn luyện kỹ năng cho học sinh; tăng cường liên hệ thực tế cuộc sống.

c) Về dạy học theo chuyên đề, chủ đề

- Phân công, lựa chọn giáo viên thiết kế các bài học theo chuyên đề, chủ đề; xây dựng kế hoạch tổ chức giảng dạy mẫu để giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn dự giờ góp ý về nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, xây dựng hoàn chỉnh bài học theo chuyên đề, chủ đề đã thực hiện; vận dụng các tiêu chí để giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn phân tích, rút kinh nghiệm; không tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên đối với các tiết dạy mẫu. Việc tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện theo Kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng.

- Các bài học theo chuyên đề, chủ đề phải được chia sẻ trên trang mạng “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT;

3. Việc soạn giảng, kiểm tra, đánh giá học sinh: Thực hiện như môn Sinhhọc. học.

PHỤ LỤC 8

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

CÁC MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, GIÁO DỤC CÔNG DÂN

(Kèm theo Công văn số 983/PGD&ĐT-THCS ngày 29/9/2017 của Phòng GD&ĐT Vạn Ninh)

————————1. Về chương trình và kế hoạch dạy học 1. Về chương trình và kế hoạch dạy học

- Các đơn vị nghiên cứu tại mục B. Các nhiệm vụ cụ thể của Công văn này. - Triển khai ít nhất 01 hoạt động ngoại khóa/01 năm học về chủ quyền biển đảo, … ; Phối kết hợp với các tổ, nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, trên địa bàn để triển khai thực hiện.

Đối với môn Giáo dục công dân, yêu cầu các đơn vị:

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng dẫn tại Công văn số 1021/SGDĐT-GDTrH ngày 22/6/2016 về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 1521/SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2016 của Sở GDĐT về việc nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục thực hiện Đề án Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (gọi tắt là Đề án 1928) với nhiều hình thức khác nhau: Dạy học lồng ghép, tích hợp trong chương trình chính khóa, tổ chức hoạt động ngoại khoá,…

Một phần của tài liệu HUONG DAN NHIEM VU NAM HOC 20172018 (Trang 31 - 32)

w