cập đến giải pháp đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với pháttriển nông nghiệp công nghệ cao triển nông nghiệp công nghệ cao
1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài về quản lý nhà nước đối với phát triểnnông nghiệp công nghệ cao nông nghiệp công nghệ cao
Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới được nghiên cứu dưới nhiều góc cạnh khác nhau, đã chỉ ra được những yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp, đề xuất một số chương trình, mô hình để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nghiên cứu của TCP/Belize (2003) đã chỉ ra những hạn chế trong phát triển nông nghiệp của đất nước Belize như: (1) thiếu một hệ thống thông tin thị trường cung cấp giá một cách minh bạch, đáng tin cậy, nhất quán và kịp thời; (2) việc tổ chức thực thi chính sách kém hiệu quả; (3) thiếu các dịch vụ và hệ thống hỗ trợ để phát triển nông nghiệp như các dịch vụ đào tạo nghề, dịch vụ cung cấp các yếu tố đầu vào, các tiêu chuẩn giám sát và kiểm dịch; (4) đầu tư cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu…Từ kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã kiến nghị một số chính sách để phát triển nông nghiệp Belize như chính sách khuyến khích sản xuất hàng hóa và kinh doanh thương mại; chính sách phát triển các hộ nông dân; chính sách qui hoạch vùng, lãnh thổ; chính sách khuyến công; chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân; chính sách đào tạo nghề trong nông nghiệp…
Lars Andersson và cộng sự (2017) trong tác phẩm “nông nghiệp trong tương lai đến năm 2030”, đã đưa ra quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp của Thụy Điển đến năm 2030 trong các kịch bản khác nhau trong tương lai như: một thế giới mà tài nguyên đất bị khai thác quá mức, một thế giới cân bằng khi tài nguyên đất được khai thác và bảo tồn hiệu quả….. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra 7 kịch bản cho phát triển nông nghiệp của đất nước này, đó là: (1) tìm kiếm và ứng dụng công nghệ mới cho một tương lai bền vững, là động lực cho sự phát triển nông nghiệp; (2) xuất khẩu các giá trị gia tăng sang châu Á; (3) Hình thành và phát triển các công ty, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) Sự thay đổi cơ cấu dân số, hội nhập nông thôn mới và sự di chuyển của các loại hình lao động; (5) Sinh thái thông minh, sản xuất lương thực và vai
trò của hệ sinh thái xanh, sạch phù hợp với các qui luật tự nhiên; (6) phát triển nền nông nghiệp 4.0 có truy xuất nguồn gốc rõ ràng; (7) định hình các mô hình phát triển nông nghiệp tương lai của thế giới.
Nghiên cứu của các tác giả Kaaya (1999); Phougat (2006); Samah và cộng sự (2009) đã chỉ ra